Bạn cần biết các mẹo tiết kiệm thông minh nếu muốn ổn định tài chính

Tiết kiệm là cách tốt nhất giúp chúng ta ổn định tài chính, chuẩn bị sẵn sàng cho các mục tiêu cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng.

Tiền là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trên thế giới cho phép mọi người đảm bảo một lối sống an toàn và lành mạnh. Một số người coi tiền là nguồn hạnh phúc trong khi với người khác, nó có thể chỉ đơn giản là một công cụ có giá trị. 

Tiết kiệm tiền là một công việc cần thiết nhưng không phải tất cả mọi người đều có kiên định và tiết kiệm được trong thời gian dài. Trang ETimes (Ấn Độ) chỉ ra một số mẹo tiết kiệm thông minh có thể là cứu tinh để bạn sớm ổn định tài chính.

Muốn tiết kiệm, hãy tránh mang theo thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng thường khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn mức cần thiết. Khi mang tiền mặt thì số tiền thường được giới hạn nên nó hạn chế bội chi, còn với thẻ tín dụng thì mọi người dễ có xu hướng "tiện tay" quẹt thẻ. 

Điều này cũng khiến nhiều người trở thành "con nợ tín dụng" và gần như số tiền kiếm được ngoài để trang trải sinh hoạt phí sẽ dành cho việc trả nợ. Nhìn chung, bạn không nên mang thẻ tín dụng của mình đi khắp mọi nơi mà thay vào đó hãy dùng tiền mặt để hạn chế chi tiêu.

Đầu tư tiền vào các quĩ khác nhau

Muốn ổn định tài chính, bạn cần biết các mẹo tiết kiệm thông minh - Ảnh 1.

Đầu tư cũng là một cách để tiết kiệm nhiều hơn.

Một trong những sai lầm đáng chú ý mà người ta có thể mắc phải về mặt tài chính là không đầu tư. Những tài khoản tiết kiệm thường chỉ có mức lãi xuất thấp, nó giúp tài sản của bạn an toàn nhưng trong trường hợp lạm phát cao thì thậm chí bạn còn bị thiệt. 

Chỉ có đầu tư để có nhiều tài sản hơn mới giúp tài chính của bạn an toàn. Đa dạng hóa các khoản đầu tư có thể là một ý tưởng thông minh vì nó sẽ đảm bảo cho bạn trong tương lai. Đầu tư thông minh vào thị trường chứng khoán, thị trường thực, v.v. là những cách nhanh chóng để xử lí tài chính cá nhân một cách độc lập.

Tránh hùa theo các lời mời chào

Đã bao nhiêu lần bạn bị dụ dỗ mua ưu đãi 'mua 3, tặng 1' hay 'giảm 50%'? Trong trường hợp bạn đang quyết tâm tiết kiệm nhiều tiền thì hãy tuyệt đối tránh những ưu đãi này. 

Chúng có thể trông hấp dẫn vì bạn sẽ nhận được một thứ miễn phí nhưng thay vào đó, bạn sẽ phải mua thêm 3 thứ nữa mà rất có thể là bạn không cần đến. Đó là một mẹo thông minh mà hầu hết các bộ óc tiếp thị đều rõ ràng cách làm thế nào để khiến người mua chi nhiều hơn.

Tiết kiệm tiêu dùng nội trợ

Giả sử bạn phải trả ít nhất hàng triệu đồng mỗi tháng cho tiền điện và tiền nước thì đã đến lúc cắt giảm chi phí để tiết kiệm nhiều hơn. Dù chỉ là những thay đổi nhỏ nhưng chắc chắn bạn sẽ để dành được nhiều hơn, ví dụ như tắt công tắc chính, đèn, quạt, quạt thông gió và thậm chí cả bộ định tuyến Wi-Fi mỗi khi bạn ra ngoài.

Mặc cả bất cứ khi nào bạn có thể

Đừng cảm thấy xấu hổ khi mặc cả bất kì sản phẩm nào bạn muốn mua. Trừ khi bạn vào một cửa hàng có giá cố định, nếu không, hãy thử trao đổi với người bán hàng nhiều hơn để được mức giá ưu đãi. Điều này cũng không có nghĩa là bạn là người keo kiệt hay bất cứ điều gì khác mà chỉ đơn giản là nó giúp bạn tiết kiệm được tiền.

Nhận ưu đãi hoàn tiền

Hoàn tiền là một thỏa thuận khá tốt dành cho những ai giao dịch trực tuyến nhiều, sử dụng các ví điện tử. Nhiều người trong chúng ta có thể quên rằng những khoản hoàn tiền có thể rất hữu ích cho những đơn mua hàng sau này. Tìm kiếm và lưu các mã hoàn tiền hoặc giảm giá và dùng khi cần đều sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền.

Cắt giảm chi phí không cần thiết

Bạn có đang chi tiêu quá nhiều vào những thứ không lành mạnh như thuốc lá, rượu bia hay không? Nếu có thì bạn hãy quyết tâm dừng lại kịp thời. Chúng không chỉ có thể gây hại cho cơ thể mà còn tốn một khoản chi phí lớn cho túi tiền của bạn. Các mặt hàng khác như mua những món đồ xa xỉ thường xuyên có vẻ hấp dẫn nhưng lại phá hủy kế hoạch tiết kiệm. Nếu bạn muốn mua những thứ như vậy, hãy cố gắng hết sức để không vượt quá giới hạn.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.