Càng rơi vào khó khăn thì càng phải để tiết kiệm

Khi kinh tế khó khăn vì dịch bệnh, thiên tai, nhiều người chỉ lo lắng làm sao để tiếp tục duy trì chất lượng cuộc sống mà quên rằng việc để tiết kiệm thậm chí còn quan trọng hơn trước đây.

Khi đại dịch Covid-19 xảy ra đầu năm nay và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực trên phạm vi toàn cầu, gần như mọi thị trường từ cổ phiếu đến trái phiếu đều giảm. Tuy nhiên, những danh mục đầu tư này đã tăng và ổn định trở lại, theo Forbes.

Mặc dù thế giới đã phải gánh chịu quá nhiều thiệt hại với hàng triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp nhưng xu hướng thị trường cũng dần phục hồi. Không chỉ vậy, nhiều chuyên gia còn cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để tiếp tục các kế hoạch tiết kiệm và đầu tư để kiếm tiền.

Tầm quan trọng của việc để tiết kiệm khi kinh tế khó khăn

Thị trường đầu tư, tài chính đã và đang dần phục hồi sau khi chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai. Một điều đáng ngạc nhiên là các tập đoàn lớn trên thế giới vẫn ghi nhận kinh doanh có lãi, các chuỗi cung ứng cũng chưa sụp đổ. 

"Tại Mỹ, thị trường vào Tháng 8 đã tăng trưởng đạt mức tốt nhất kể từ năm 1986", báo cáo của Hiệp hội Chuyên gia lương hưu và Luật sư Hoa Kỳ (ASPPA) công bố vào ngày 10/9 vừa qua cho hay.

Càng ở thời điểm kinh tế khó khăn thì càng phải để tiết kiệm - Ảnh 1.

Cho đến khi kinh tế thực sự phục hồi thì việc để tiết kiệm vẫn là yêu cầu bắt buộc hiện nay.

Mặc dù chỉ trong 1 tháng, một thời điểm ngắn ngủi nhưng hãy nhớ rằng nó xảy ra trong thời kì suy thoái kinh tế và trong khi một đại dịch đang hoành hành. Vậy điều này thì có liên quan gì đến tiết kiệm và tại sao phải tiết kiệm nhiều hơn khi thị trường chỉ đang bắt đầu khởi sắc? Và tại sao phải đầu tư khi vấn đề thất nghiệp, giảm thu nhập và kinh tế khó khăn đang lan rộng?

Lí do rất đơn giản. Giá cổ phiếu giảm thì bạn có thể mua nhiều cổ phiếu hơn với mức giá thấp hơn. Thị trường phục hồi dần và rõ ràng không phải lúc nào nó cũng phản ánh bản chất nền kinh tế hiện tại. Các nhà đầu tư từ lớn tới nhỏ đều đang nỗ lực nhìn về phía trước và bản thân mỗi người cũng như vậy.

Thay vì lo lắng và bối rối, bạn hãy thay đổi kế hoạch tiết kiệm và đầu tư của mình, chỉ thay đổi chứ đừng từ bỏ vì đó đều là những điều cực kì quan trọng để quản lí tốt tài chính.

Một số lưu ý khi để tiền tiết kiệm

Tiết kiệm là một yêu cầu bắt buộc phải làm nhưng khi thực hiện kế hoạch, bạn cần phải tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo cân bằng giữa cuộc sống, tiết kiệm và đầu tư. Trước hết, bạn cần rõ ràng về khoản thu nhập mình kiếm được là bao nhiêu và nếu đang trong giai đoạn mất việc thì bạn hãy cố gắng tìm nguồn thu nhập thay thế. 

Bước tiếp theo bạn nên làm là nhìn lại các khoản chi của mình xem có cắt giảm được những khoản không cần thiết nào.

Trước đây, bạn làm được kha khá thì có thể bỏ ra vài triệu tiết kiệm mỗi tháng, lúc này khó khăn hơn thì dù 500 ngàn hay 1 triệu/tháng vẫn tốt hơn là không để. Những khoản tiền này có thể trở thành cứu tinh cho bản thân bạn hoặc người thân, bạn bè khi không may có trường hợp bất khả kháng xảy ra.

Mặc dù cho đến hiện tại, vẫn chưa có quốc gia nào thực sự tạo ra được một cơ sở hạ tầng y tế công cộng đủ tốt để đối phó với cuộc khủng hoảng do Covid-19 và nhiều vấn đề khác. 

Tuy nhiên, tất cả mọi người vẫn sẽ cần lương thực, năng lượng, phương tiện đi lại, truy cập mạng và hàng ngàn thứ khác để vận hành một nền kinh tế toàn cầu. Tiết kiệm và đầu tư vẫn sẽ luôn là một ý tưởng tốt dù kinh tế có khó khăn đến đâu. Bạn hãy tiến hành các kế hoạch của mình một cách nhất quán.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.