5 năm tù cho người trốn nã 20 năm bị bắt khi được tuyên dương trên tivi

Hơn 20 năm sau sau ngày gây án, Tân bị bại lộ thân phận khi người nhà nạn nhân phát hiện Tân được tuyên dương trong chương trình truyền hình.
5 nam tu cho nguoi tron na 20 nam bi bat khi duoc tuyen duong tren tivi
Bị cáo Tân bị bắt sau 20 năm trốn nã. Ảnh: Ngọc Hoa

Ngày 23/3, TAND TP HCM xử sơ thẩm lần hai và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Tân (SN 1949, tại TP HCM) mức án 5 năm tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Theo HĐXX, sau nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng cơ quan điều tra không có căn cứ xử lý Tân về tội “Giết người”. Nhưng xét thấy hành vi của bị cáo Tân là côn đồ, sử dụng hung khí nguy hiểm để gây án, sau khi gây án lại bò trốn... nên cần có mức án nghiêm khắc. Từ đó, HĐXX quyết định tuyên phạt Tân mức án như trên.

Nghe tòa tuyên án, đại diện gia đình nạn nhân tỏ ra bức xúc. Họ nói sẽ tiếp tục kháng cáo để đòi lại công bằng cho người thân của họ.

Theo nội dung vụ án, khoảng 2h sáng ngày 11/11/1994, Tân ( làm nghề đạp xích lô và làm tổ phó đội bảo vệ khu phố 1, phường 15, quận Bình Thạnh) tổ chức uống rượu, bia cùng Nguyễn Đình Thanh Lâm và 1 số người trước hẻm khu phố.

Nhậu được 1 lúc, Lâm đến mua thiếu 2 lít xăng của chị Nguyễn Thị Phiên (bán cháo vịt và xăng lẻ ở vỉa hè) gần đó nhưng chị này không bán. Cháu của chị Phiên tỏ vẻ không hài lòng nên dẫn đến xô xát với Lâm.

Bực tức, Lâm đập bể chai bia đuổi đánh cháu của chị Phiên nhưng anh này chạy thoát, Lâm quay qua đập bể tủ kính của chị Phiên rồi bỏ về chỗ nhậu.

Nghe Lâm thuật lại mọi chuyện, nhóm của Tân và Lâm kéo nhau ra chỗ chị Phiên để nói chuyện. Nguyễn Long đứng xem, nhóm thanh niên hỏi mượn hộp quẹt và quên không trả dẫn đến xích mích.

Long bỏ đi thì bất ngờ một số thanh niên trong nhóm Lâm đến nắm cổ áo đòi đánh. Do có quen với Long từ trước nên Tân chạy ra can ngăn.

Bị đe dọa, Long lấy cây gậy gần đó chống trả. Nghe tin Long bị đánh, hai người anh của Long là Nguyễn Lân và Nguyễn Liễng liền cầm gậy ra cứu trợ. Lúc này, nhóm thanh niên dùng dao, mã tấu đâm, chém và dùng cây sắt đánh khiến hai anh của Long gục tại chỗ.

Sau đó, Lân và Liễng được người thân đưa đi cấp cứu nhưng Lân đã tử vong trên đường đến bệnh viện, còn Liễng bị thương tích 10%.

Tháng 11/1994, Tân, Lâm và Long bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM khởi tố về các hành vi “Giết người” và “Gây rối trật tự công cộng”.

Nguyễn Minh Tân bỏ trốn nên ngày 28/11/1994, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP HCM ra Quyết định truy nã về tội “Giết người” và “Gây rối trật tự công cộng”.

Ngày 4/11/1995, TAND TP HCM xét xử và tuyên án Lâm 3 năm tù, Long 2 năm tù.

Trong thời gian bỏ trốn, Nguyễn Minh Tân thay đổi thành tên Võ Minh Hùng và làm đội phó bảo vệ khu phố 5, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân.

Năm 2014, Tân bắt được cướp trên địa bàn. Tháng 8/2014, một chương trình tôn vinh những gương sáng trong cuộc sống đã chọn Tân (lúc này mang tên giả là Võ Minh Hùng) để tuyên dương về hành động bắt cướp, được UBND TP HCM khen thưởng.

Khi Tân xuất hiện trên truyền hình, người nhà nạn nhân Nguyễn Lân đã phát hiện ra người tên Võ Minh Hùng rất giống Tân đã đi tố cáo công an. Bị cơ quan điều tra triệu tập lên làm việc, Hùng đã khai nhận mình là Nguyễn Minh Tân, đã trốn truy nã 20 năm nay.

Tháng 9/2014, Cục cảnh sát truy nã tội phạm, bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm gian bị can Tân để điều tra về tội “Giết người” và “Gây rối trật tự công cộng”.

Sau thời gian điều tra, VKS cho rằng hành vi của Tân không đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người” nên chỉ truy tố Tân tội “Gây rối trật tự công cộng”.

Năm 2015, Tân bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 18 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”. Cho rằng bản án chưa nghiêm, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm nên đại diện gia đình nạn nhân kháng cáo.

Bản án này sau đó bị TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên hủy do vi phạm tố tụng và nhiều tình tiết chưa được làm rõ. Quá trình điều tra lại, cơ quan tố tụng vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Tân về tội “Gây gối trật tự công cộng”.

Ngày 25/9/2017, Tân bị đưa ra xét xử sơ thẩm lần 1 về tội danh trên. Tại phiên tòa ngày 25/9, Tân khai sau khi gây án đã bỏ trốn vì sợ gia đình nạn nhân trả thù. Khi vị chủ tọa hỏi sao vụ án đã được đưa ra xét xử rồi, sợ ai trả thù nữa thì Tân im lặng không trả lời.

Cũng theo bị cáo Tân, khi nghe có vụ ẩu đả, Tân đến hiện trường với mục đích can ngăn chứ không tham gia đánh nhau. Trước lời biện minh này, HĐXX đã trưng ra một số bút lục thể hiện việc Tân thừa nhận có tham gia đánh nhau, đứng về một phía trong khi hỗn chiến thì Tân thừa đúng là có việc Tân bênh một bên khi xảy ra hỗn chiến.

Để đảm bảo tính khách quan khi xét hỏi, HĐXX trước đó có triệu tập một số nhân chứng. Trong đó, nhân chứng quan trọng nhất của vụ án là Đỗ Thiện Lân vắng mặt không rõ lý do. Cảnh sát hỗ trợ tư pháp đã đến tận nhà Lân để áp giải Lân đến tòa nhưng Tân không có ở nhà.

Trước đó, nhân chứng Lân có lời khai tại cơ quan điều tra rằng mình có mặt tại hiện trường và thấy Tân đâm bị hại chết, tuy nhiên sau đó Lân lại thay đổi lời khai..

Các nhân chứng khác của vụ án đều có mặt tại phiên tòa hôm nay và khẳng định nhân chứng Đỗ Thiện Lân có mặt tại tòa. Tuy nhiên, bị cáo Tân cho rằng Lân không có mặt tại hiên trường.

Trước lời khai bất nhất của bị cáo Tân và các nhân chứng, HĐXX quyết định nghỉ hội ý. Sau khi trở lại làm việc, HĐXX nhận định có dấu hiệu bị cáo Tân phạm tội khác nguy hiểm hơn, đồng thời cần làm rõ lời khai của nhân chứng Lân. Từ đó HĐXX quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.

5 nam tu cho nguoi tron na 20 nam bi bat khi duoc tuyen duong tren tivi Người đàn ông trốn truy nã 20 năm bị bắt khi được tuyên dương trên tivi

Sau khi gây án, Tân thay tên đổi họ để trốn truy nã. Hơn 20 năm sau, Tân bị bại lộ thân phận khi người ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.