500 giáo viên Đắk Lắk có nguy cơ mất việc: Lộ hệ thống giáo dục 'ăn đong'

Đó là ý kiến của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội trước câu chuyện 500 giáo viên Đắk Lắk có nguy cơ mất việc.
500 giao vien dak lak co nguy co mat viec lo he thong giao duc an dong
500 giáo viên Đắk Lắk có nguy cơ "ra đường".

Theo ông Nhưỡng, những bất cập của giáo dục trong đó có việc tuyển dụng giáo viên đã lộ rõ từ câu chuyện này. Thứ nhất là bất cập từ hệ thống quy hoạch về tuyển dụng giáo viên khi không theo một chuẩn chỉ nào, thiếu thì lấy vào, thừa thì thải ra.

Thứ hai, bản thân những người phải chạy để có thể trở thành giáo viên đang làm xấu đi hình ảnh của nền giáo dục và của chính họ. Đây cũng là hành vi hối lộ - một hành vi phạm tội. Đây cũng là điều khiến cho nhiều người cảm thấy “trái khoáy” với lẽ thường. Bởi lẽ, nhà giáo vốn là người chuẩn chỉ thì nay phải chạy việc, phải hối lộ để làm nghề cao quý. Đành rằng áp lực xã hội, áp lực công việc khiến người ta buộc phải chạy đua, nhưng tại sao không cố gắng bằng cách dùng tiền bạc để tu dưỡng về chuyên môn đạo đức, để trở thành người giáo viên chân chính.

“Nhìn chung, hệ thống giáo dục của Việt Nam đang là một hệ thống còn “ăn đong”, một hệ thống giáo dục từ trên xuống dưới để lộ quá nhiều bất cập, bất cập tập trung vào cả “máy cái” và “máy con”, ông Nhưỡng nói.

Hệ thống quản lý “máy cái” bên trên chưa hoạch định được chính sách, quy hoạch, cũng không tham mưu được cho chính phủ và nhà nước để xây dựng một nền giáo dục chân chính. Hệ thống “máy con” bên dưới thì chỗ nào cũng phát sinh vấn đề, từ nhà trường đến hiệu trưởng đến giáo viên.

Cũng theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, trong câu chuyện của 500 giáo viên ở Đắk Lắk, xét về khía cạnh tuyển dụng thì cơ quan tuyển dụng phải chịu trách nhiệm. Xét về khía cạnh cá nhân, người có những hành vi không đẹp, trái pháp luật là giáo viên phải chịu trách nhiệm.

Để sự việc tương tự không tái diễn, ảnh hưởng đến hình ảnh của nền giáo dục và tương lai của đất nước, ông Nhưỡng cho rằng chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, chúng ta cần rà soát lại toàn bộ hệ thống quy định về chính sách giáo dục nói chung và chính sách tuyển dụng nói riêng. Đối với giáo viên cần phải có một quy định nghiêm ngặt, phải có tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình tuyển dụng chặt chẽ.

Thứ hai, Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng nên các quy trình, quy chuẩn, các tiêu chuẩn. Bộ Nội vụ và các bộ ban ngành cần tham gia xây dựng, áp dụng chung trong phạm vi cả nước.

Thứ ba, chỉ đạo các địa phương tùy từng điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương để vận dụng cho phù hợp, miền núi khác với thành thị, hải đảo khác với đất liền.

“Trong tuyển dụng, chúng ta cần thiết phải có một quy trình chung thống nhất, chuẩn chỉ, kiên quyết không nhận những giáo viên có chất lượng thấp và những người đút lót để trở thành giáo viên, bởi những người không đủ trình độ sẽ làm “hỏng” cả nền giáo dục, ảnh hưởng đến tương lai của đất nước”, ĐBQH Bình Nhưỡng nói.

500 giao vien dak lak co nguy co mat viec lo he thong giao duc an dong Hiệu trưởng bị tố quỵt gần 500 triệu tiền chạy việc, ăn bớt tiền lương của giáo viên

Một vị hiệu trưởng bị tố quỵt nhận gần 500 triệu đồng tiền chạy việc và ăn chặn hơn 50 triệu tiền lương của 7 ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.