Thực phẩm mà chúng ta mua ở các cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị thường có chứa các chất phụ gia hoặc các thành phần bổ sung giúp món thêm thơm ngon và giữ được lâu hơn. Theo trang Bright Side, những thông tin được đưa ra về 8 loại thực phẩm dưới đây không có nghĩa là bạn không nên ăn các sản phẩm đó nữa, mà để bạn có thể kiểm soát số lượng các chất đưa vào cơ thể; đặc biệt là khi cho trẻ em ăn.
Tương cà (ketchup) là loại thực phẩm quen thuộc trong nhiều căn bếp. Tương cà được sản xuất từ cà chua cô đặc ở đây bao gồm cà chua và tinh bột ngô (bắp). Thành phần cà chua nhiều hay ít phụ thuộc vào chất lượng sản xuất của tương cà, thông thường dao động từ 6 - 10%. Si-rô ngô (bắp) thường được cho vào tương cà giúp bảo quản và làm tương cà có trạng thái sền sệt. Lời khuyên: Chọn loại tương cà cao cấp.
Thanh cua cũng làthực phẩm thường dùng được sản xuất từ loại thịt, thực chất là các loại cá rẻ tiền. Các miếng thịt được làm sạch, khử tanh và xay nhuyễn. Các thành phần khác bao gồm muối, đường, protein đậu nành, dầu thực vật, màu thực phẩm và các chất phụ gia khác, tất cả được trộn lẫn với nhau. Lời khuyên: Khi chọn mua cần chú ý, thanh cua chất lượng cao không dễ gãy khi bị bẻ cong và thường có lớp vỏ dày.
Khoai tây lát mỏng: Chúng thường được làm bằng khoai tây đã qua chế biến dạng bột chứ không phải khoai tây tươi. Hợp chất Acrylamide (một chất gây ung thư) cũng được sử dụng trong quá trình xử lý nhiệt của khoai tây lát mỏng. Một số hãng sử dụng chất này vượt quá liều lượng cho phép (là 0.2 µg/kg) lên tới 1,000%. Lời khuyên: Khoai tây lát mỏng loại được làm bằng khoai tây tươi sẽ có nhiều dầu hơn vì chúng đã được chiên, trong khi loại còn lại thì được nướng trong lò.
Bánh bột ngô nướng (cornflakes): Chưa dừng lại với những thành phần như trong hình, một số hãng còn cho vào đó cả dầu cọ. Si-rô ngô (bắp) và đường fructose cũng được tìm thấy trong nhiều loại bánh này. Lời khuyên: Các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng cornflakes để ăn sáng hằng ngày vì nó chứa một lượng lớn tinh bột ngô.
Trong thành phần sữa chua trái cây, ngoài các loại trái cây chỉ chiếm một lượng nhỏ, từ 1% đến 5%, thì trong đó cũng chứa nhiều loại phụ gia như bột bắp, đường, chất tạo màu và chất điều hòa axit. Điều đáng nói là nó chứa nhiều chất ổn định không tốt cho sức khỏe. Bạn nên sử dụng loại sữa chua làm từ sữa nguyên kem và vi sinh có lợi.
Nutella: Dầu thực vật (thường là dầu cọ) được sử dụng khi sản xuất Nutella. Các nguyên liệu khác bao gồm vani, chất nhũ hóa, chất làm đặc và chất tạo mùi. Không nên mua loại kem nutella có lớp màu trắng, vì nó chứa nhiều dầu cọ hơn là bột cocoa. Đồng thời cũng không nên dùng loại thực phẩm này nhiều hơn 2 muỗng cà phê một ngày.
Sô-cô-la trắng: Sô-cô-la đáng ra chỉ chứa bơ cocoa, tuy nhiên chúng ta sẽ thấy thành phần này được pha loãng cùng với dầu cọ, dầu dừa và bơ cây hạt mỡ. Các thành phần khác bao gồm chất nhũ hóa (thường là lecitin), hương liệu và các chất phụ gia.
Nên chọn loại sô-cô-la nguyên chất dù có hơi đắng, giòn, cứng và dễ bị vỡ vụn.
Sữa đặc: Sữa đặc được sản xuất bằng cách cho bốc hơi một loại chất lỏng có nguồn gốc từ sữa. Các nhà sản xuất thường giảm lượng sữa bằng cách sử dụng thêm các chất béo thực vật và chất làm đặc. Nếu trên hộp sữa có đề "sữa có chứa đường", rất có thể nó được sản xuất theo cách đã nêu ở trên.
Lời khuyên khi chọn mua thực phẩm: Sản phẩm chứa càng ít thành phần càng tốt. Hãy tìm kiếm và ghi nhớ tên của các chất phụ gia không lành mạnh để đối chiếu khi mua hàng. (Ảnh: RACS). |
Tránh xa những nhãn hàng nhái (đặt tên thương hiệu giống với các thương hiệu lớn). Họ thường bỏ qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn về chất lượng thực phẩm. (Ảnh: thehealthyjunkie). |
Kiểm tra xem sản phẩm đó có chứa đường hay không. Đôi khi đường được miêu tả dưới dạng si-rô, mật mía... Chúng cũng có thể xuất hiện dưới dạng E967 (koenlinite), E954 (saccharin) - nói chung là các chất phụ gia bắt đầu bằng “E9” (Ảnh: Rodale Wellness) |