Dưới đây là những những vấn đề phổ biến nhất liên quan đến việc lưu trữ trong nhà bếp và cách giải quyết chúng dễ dàng:
Việc tìm kiếm các lọ gia vị như đường, muối, tiêu, bột nêm,... hay các chai dầu ăn, nước tương, nước mắm,... thường lấy đi kha khá thời gian làm bếp của các bà nội trợ. Nguyên nhân là do nhiều người thích cất giữ gia vị trong các kệ tủ có cửa đóng kín để dễ bảo quản, tránh tiếp xúc với lửa hay bụi bẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng gia vị. Tuy nhiên, trên thực tế, cách làm này sẽ khiến bạn lãng phí thời gian một cách đáng kể.
Do đó, giải pháp ở đây là thiết kế một kệ lưu trữ mở, có thể dễ dàng nhìn thấy vị trí của các lọ gia vị để quá trình nấu nướng tốn ít thời gian nhất có thể. Ngoài ra, về mặt tâm lý, bạn cũng sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều khi vào bếp, nhất là vào những ngày bận rộn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là phải dùng các lọ có nắp đậy kín để không làm hỏng gia vị, ảnh hưởng đến món ăn.
Đối với các không gian bếp hình chữ L hoặc chữ U, việc chạm đến các góc sâu bên trong tủ nhà bếp là điều gây ra nhiều khó khăn cho các bà nội trợ. Tuy nhiên, nếu không đặt các vật dụng vào sâu bên trong, bạn sẽ khá phí phạm không gian lưu trữ vốn đã hạn hẹp ở khu bếp.
Chính vì vậy, hãy chọn một vật dụng lưu trữ linh hoạt, có thể kết hợp với các kệ tủ bếp. Theo đó, bạn có thể lắp đặt một kệ xoay với hình bán cầu ngay bên trong tủ. Với việc cố định bằng một thanh trục chắc chắn, kệ xoay này dễ dàng được di chuyển ra vào tủ mà không bị vướng các góc, rất thuận tiện để bạn lưu trữ các thiết bị nhà bếp nhỏ, thông dụng, giúp “giải phóng” nhiều không gian hơn cho các vật dụng có kích cỡ lớn khác.
Khi nói đến xoong, nồi, chảo, bạn có thể nghĩ đến việc cất giữ chúng ở trong không gian tủ. Tuy nhiên, do kích cỡ của các vật dụng nhà bếp này khá đa dạng và ít có sự đồng nhất nên khó để được đặt vừa vặn vào trong tủ. Hơn nữa, đây là những vật dụng không thể thiếu trong nấu nướng và được sử dụng thường xuyên nên cần được đặt ở những vị trí có thể dễ dàng lấy ra nhanh chóng.
Có ba ý tưởng lưu trữ trong nhà bếp có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này. Đầu tiên, bạn có thể thêm một vài chiếc móc nhỏ để treo xoong nồi lên một thanh sắt cố định trên tường. Thứ hai, bạn có thể lắp thêm một giá chứa theo chiều ngang hoặc dọc tùy không gian để việc lưu trữ xoong nồi có trật tự hơn. Ngoài ra, một giải pháp thông minh nữa đó là thiết lập các dải từ tính có thể dễ dàng “đính” những vật dụng này lên tường. Với những cách làm này, bạn sẽ có được một gian bếp gọn gàng hơn với xoong, nồi, chảo được sắp xếp ngăn nắp, có hệ thống.
Một căn bếp được sử dụng bởi nhiều người sẽ rất dễ gặp phải tình trạng bừa bộn, mất đi sự quy củ trong cách sắp xếp các lọ gia vị và dụng cụ làm bếp. Ở trường hợp này, bạn cần đầu tư một kệ tủ lưu trữ cao, nhiều tầng để “tập kết” tất cả các đồ dùng thiết yếu trong bếp vào cùng một vị trí. Nhờ đó, khi có nhiều người sử dụng cũng một lúc, căn bếp sẽ tránh được tình trạng mất ngăn nắp một cách hữu hiệu.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là lắp đặt một chiếc tủ có kích cỡ cao nhưng cần cân đối với không gian nhà bếp, hạn chế tình trạng phá vỡ liên kết khi kết hợp với các yếu tố khác.
Gừng, nghệ, khoai, tỏi, hành tím,... là những loại nguyên liệu nấu nướng mà bạn không cần giữ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, khi để ở ngoài, nếu không biết cách bảo quản thì sẽ khiến các loại củ, quả này mau hư và nảy mầm, không tốt cho sức khỏe.
Một ý tưởng tuyệt vời để có thể giải quyết vấn đề này là hãy “tậu” một giỏ đan lát từ tre hoặc cói. Cách làm này sẽ tạo được môi trường thông thoáng, giúp giữ củ, quả được tươi lâu hơn. Bên cạnh đó, các loại giỏ đan lát khá nhẹ và dễ dàng vệ sinh, đồng thời chi phí cũng rẻ hơn rất nhiều so với các vật dụng lưu trữ khác.
Các loại thìa thường có kích thước khá nhỏ nên dễ bị lẫn lộn trong các khay đựng chén, bát khi rửa. Vấn đề này sẽ khiến bạn mất thêm thời gian tìm kiếm khi cần, đồng thời lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng mất vệ sinh cho các loại dụng cụ nói riêng và gian bếp nói chung.
Giải pháp ở đây là hãy chọn cho các vật dụng này một hộc tủ nhất định và đặt vào đó một chiếc khay được chia thành nhiều ô khác nhau. Ở mỗi ô, bạn có thể đặt các loại thìa có kích cỡ hay chức năng tương tự nhau. Ngoài ra, cách làm này cũng có thể áp dụng với các loại dao hay cây đánh trứng thông thường.
Việc đặt chén, đĩa sứ chồng lên nhau thực sự không hữu ích vì tình trạng xô đẩy, sứt mẻ vẫn có thể diễn ra. Thay vào đó, để giải quyết tình trạng này, bạn có thể trang bị cho tủ bếp của mình một vài khay thali. Đây là một loại phụ kiện ngăn kéo nhà bếp được làm từ thép không gỉ, vô cùng tiện dụng để cất giữ các loại vật liệu làm từ sứ hay thủy tinh do có các hộc phân chia và khoảng cách hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng cách làm này cho các loại nắp xoong lớn nhỏ trong bếp, giải quyết tình trạng lộn xộn về mặt không gian.