88% nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường

Tính đến nay, trong tổng số 795 đô thị trên cả nước, vẫn còn 753 đô thị chưa có công trình xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn quy định, chiếm tỷ lệ 94,7%.

Con số này được Bộ Xây dựng đưa ra trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường gửi tới đại biểu Quốc hội.

Cụ thể, tỷ lệ này đối với đô thị loại 1 là 46,7%, đô thị loại 2 là 60%, đô thị loại 3 là 83% và đô thị loại 5 là 97,9%.

nuoc thai sinh hoat o hau het cac do thi chua duoc xu ly
Hầu hết nước thải tại các đô thị ở Việt Nam đều được xả thẳng ra môi trường.

Cũng theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/2016, trên phạm vi cả nước có 37 nhà máy xử lý nước thải tập trung đã đi vào vận hành với tổng công suất thiết kế khoảng 890.000 m3/ngày đêm, 45 nhà máy đang trong quá trình thiết kế hoặc đầu tư xây dựng với tổng công suất thiết kế khoảng 2.000.000 m3/ngày/đêm. Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt 12% (so với công suất thiết kế) và khoảng dưới 10% (tính theo công suất vận hành thực tế); còn lại thải trực tiếp ra môi trường.

Bộ Xây dựng cũng cho biết, tính đến nay đã có 56 dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn tập trung được hoàn thành. Đặc biệt, trong thời gian qua, đã có gần 20 chương trình, dự án thu gom, xử lý chất thải rắn tại các địa phương được thực hiện từ nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi với tổng kinh phí hơn 400 triệu USD. Tuy nhiên, do hạn chế về nhận thức của nhiều cấp uỷ Đảng, chính quyền, doanh nghiệp và người dân, nhiều địa phương, doanh nghiệp chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà xem nhẹ, thậm chí bỏ qua yêu cầu bảo vệ môi trường, nhất là trong việc quyết định chủ trương đầu tư, thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án đầu tư nên tình hình vẫn chưa được cải thiện mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, thể chế, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường còn chồng chéo, bất cập, chưa theo kịp thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội; quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với những diễn biến ngày càng phức tạp của các vấn đề môi trường, nhất là trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm; Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn chưa hiệu quả; bộc lộ sự lúng túng trong xử lý sự cố môi trường; Nguồn lực đầu tư còn rất hạn hẹp, lại phân bổ dàn trải cũng là những hạn chế cho việc thực thi các vấn đề về cải thiện ô nhiễm môi trường.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.