92% dân số thế giới hít không khí ô nhiễm

Bản đồ ô nhiễm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy, 92% dân số thế giới sống trong khu vực không khí ô nhiễm, vượt chuẩn an toàn.
92 dan so the gioi hit khong khi o nhiem
Các nhà máy điện công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Trung Quốc. Ảnh: Getty

CNN hôm 28/9 cho hay, bản đồ ô nhiễm làm nổi bật vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại hiện nay.

Bản đồ ô nhiễm WHO được xây dựng dựa trên dữ liệu về PM, loại vật chất gây ô nhiễm nguy hiểm ở nhiều kích thước. Chẳng hạn, PM2.5 là phân tử bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet, trong khi PM10 bằng 1/7 chiều dày một sợi tóc. PM2.5 gồm những chất ô nhiễm như sulfate, nitrate và carbon đen, có thể đi sâu vào phổi và hệ tim mạch. Nhiều nghiên cứu độc lập đã chỉ ra mối liên hệ thuận chiều giữa lượng PM2.5 với nguy cơ tử vong và bệnh tật.​

Theo WHO, nồng độ PM2.5, hạt ô nhiễm nguy hiểm nhất, cần giới hạn ở mức 10 microgram/m3. Tuy nhiên, bản đồ ô nhiễm được lập từ dữ liệu 2008-215 cho thấy có tới 92% dân số thế giới đang hít thở không khí vượt chuẩn an toàn.

"Chúng tôi có bằng chứng cho thấy tác động của PM2.5 tới phổi và sức khỏe tim mạch. Chẳng hạn, phơi nhiễm PM2.5 làm tăng nguy cơ viêm các mô và nhiễm trùng hệ thống, tăng tổn thương ADN, màng lipit của tế bào và tăng rủi ro hình thành cục máu đông", Jim Zhang, giáo sư sức khỏe và môi trường từ Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu trường Nicholas, thuộc đại học Duke, cho hay.

Các nghiên cứu còn củng cố bằng chứng cho thấy PM2.5 làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh, suy giảm hệ miễn dịch, chức năng nhận thức và miễn dịch. Các phân tử ô nhiễm này có thể đi sâu và tồn tại trong phổi, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, theo Stuart Batterman, giáo sư khoa học sức khỏe và môi trường, đại học Michigan, Mỹ.

"Đây là nguyên nhân làm tăng các trường hợp nhập viện hoặc gây tử vong vì hen suyễn, bệnh tim mạch hay bệnh phổi", ông nói.

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây bệnh phổi, tim mạch, não bộ và các tăng nguy cơ chết sớm, theo tiến sĩ Maria Neira, giám đốc Cơ quan y tế công cộng và môi trường thuộc WHO. Ước tính mỗi năm có 3 triệu ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí ngoài trời, WHO cho hay. Từ năm 2008 đến năm 2013, mức độ ô nhiễm không khí toàn cầu đã tăng 8%, bất chấp chuyển biến tích cực ở một số khu vực.

92 dan so the gioi hit khong khi o nhiem
Bản đồ ô nhiễm dựa của WHO cho tháy Tây Thái Bình Dương, Địa Trung Hải, vùng cận Sahara và Đông Nam Á là những khu vực thiếu không khí sạch. Ảnh: CNN

Theo bản đồ ô nhiễm, tây Thái Bình Dương, Địa Trung Hải, các quốc gia vùng cận Sahara và Đông Nam Á là những khu vực thiếu không khí sạch. Khoảng 90% ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí xảy ra ở quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trong đó cứ 3 người tử vong thì 2 trường hợp ở Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

Dù nguyên nhân ô nhiễm chủ yếu xuất phát từ hoạt động của con người, chất lượng không khí còn bị ảnh hưởng bởi bụi tự nhiên và các cơn bão cát tại các sa mạc, WHO cho biết. Những nơi ô nhiễm nghiêm trọng thường ít có hệ thống giám sát ô nhiễm, hầu hết là châu Phi và các quốc gia đang phát triển.

Nằm trong khu vực ô nhiễm PM cao còn bao gồm cả Paris (Pháp), London (Anh), các đô thị lớn của Mỹ như Los Angeles, New York và Chicago. Batterman nhận định ô nhiễm PM là vấn đề tại nhiều quốc gia khác nhau, phổ biến ở những khu vực đông dân cư và công nghiệp hóa mạnh.

Theo WHO, việc đánh giá tác nhân ô nhiễm và đề xuất với các nhà lập pháp là biện pháp cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm.

"Các quy định của luật pháp là vô cùng cần thiết để cải thiện chất lượng không khí. Luật lệ sẽ thúc đẩy sự phát triển của công nghệ sạch và bắt buộc sử dụng thiết bị quản lý ô nhiễm trên phương tiện giao thông và nhà máy", Zhang nói.

Theo ông, thế giới cần những nguồn năng lượng sạch và tái tạo được. Ở khu vực đông dân cư, giao thông là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm. Do đó, các quốc gia cần hạn chế phương tiện cá nhân, sử dụng phương tiện công cộng và phương tiện chạy bằng năng lượng điện. Các giải pháp khác bao gồm chuyển đổi năng lượng sử dụng, quản lý hệ thống chất thải.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.