AIFTA: Qui tắc xuất xứ đối với mặt hàng rau quả

Qui tắc xuất xứ của Hiệp định AIFTA đối với hàng hóa nói chung, trong đó của sản phẩm rau quả, được cụ thể hóa tại Thông tư 15/2010/TT-BCT.

Qui tắc chung

Qui tắc xuất xứ của Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) đối với hàng hóa nói chung, trong đó của sản phẩm rau quả, được cụ thể hóa tại Thông tư 15/2010/TT-BCT.

Theo đó, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (ASEAN hoặc Ấn Độ) nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu; hoặc

Trường hợp 2: Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của Bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Qui tắc xuất xứ được quy định cụ thể trong Hiệp định

Đối với trường hợp 2: Cụ thể, để được hưởng ưu đãi thuế quan theo AIFTA, hàng hóa cần đáp ứng được một trong các tiêu chí sau: Hàm lượng giá trị AIFTA không dưới 35% trị giá FOB (RVC 35%); và Nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra sản phẩm đó trải qua ít nhất một lần chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp sáu (6) số (CTSH) của Hệ thống hài hòa; với điều kiện công đoạn sản xuất cuối cùng phải được thực hiện tại lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu.

Công thức tính RVC 35% như sau:

- Công thức trực tiếp:

(Chi phí nguyên vật liệu có xuất xứ AIFTA Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí phân bổ trực tiếp Chi phí khác Lợi nhuận) / Giá FOB x 100% ≥ 35%

- Công thức gián tiếp:

(Trị giá của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc sản phẩm không có xuất xứ AIFTA Trị giá của nguyên liệu, phụ tùng hoặc sản phẩm không xác định được xuất xứ) / FOB x 100 % ≤ 65%

Trong đó:

Giá trị của nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ là:

(i) Trị giá CIF tại thời điểm nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng hoặc sản phẩm; hoặc

(ii) Giá xác định ban đầu của các nguyên liệu, phụ tùng hoặc sản phẩm không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ của Nước thành viên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến.

Các nước thành viên được linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp tính hàm lượng AIFTA, có thể lựa chọn sử dụng phương pháp tính trực tiếp hoặc phương pháp tính gián tiếp nhưng khi đã lựa chọn thì phải sử dụng cố định một phương pháp.

Nếu thay đổi thì phải thông báo cho các nước khác ít nhất là sáu tháng trước ngày áp dụng phương pháp tính mới. Nước thành viên nhập khẩu sẽ tiến hành kiểm tra hàm lượng AIFTA trên cơ sở phương pháp tính hàm lượng AIFTA do nước thành viên xuất khẩu sử dụng.

Qui tắc cụ thể mặt hàng

Bên cạnh những qui tắc chung nói trên, trong AIFTA cũng có một phần quy định về qui tắc cụ thể mặt hàng.

Theo đó, những sản phẩm đáp ứng qui tắc cụ thể mặt hàng được coi là có xuất xứ từ nước thành viên nơi thực hiện các công đoạn gia công, chế biến sản phẩm đó.

Danh mục qui tắc cụ thể mặt hàng có thể được bổ sung sau khi Hiệp định có hiệu lực theo thương lượng của các nước thành viên.

Hiện tại, AIFTA chưa có phần nội dung về qui tắc cụ thể mặt hàng với sản phẩm rau quả.

Các vấn đề khác

Qui tắc cộng gộp

Sản phẩm đáp ứng các tiêu chí xuất xứ quy định ở trên và sau đó được sử dụng làm nguyên liệu tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác để sản xuất ra một sản phẩm đáp ứng điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định AIFTA sẽ được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nơi sản xuất hoặc chế biến ra sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan đó.

Đối với tiêu chí RVC, chỉ khi nào sản phẩm (nguyên liệu hoặc hàng hóa) đáp ứng tiêu chí RVC tối thiểu (35%) thì mới được xem xét cộng gộp và khi đó là cộng 100% trị giá FOB của nguyên liệu/bán thành phẩm vào quá trình sản xuất tiếp theo để tạo ra thành phẩm.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.