Sáng 8/6, Cơ quan Giám sát Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã công bố Báo cáo tình hình cập nhật tháng 8 của Triển vọng Kinh tế Khu vực ASEAN+3 năm 2020.
Đại dịch Covid-19 đang khiến nhiều nền kinh tế lâm vào khó khăn, kinh doanh gián đoạn và nhu cầu trong nước giảm sụt mạnh. Đây cũng là nguyên nhân khiến tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Vì vậy, Tổ chức này dự đoán GDP khu vực ASEAN+3 năm nay và năm sau chỉ còn 0,1% và 6%, giảm mạnh so với 4,2% và 5% trong báo cáo tháng 3.
Cụ thể, dự báo tăng trưởng khu vực sẽ lao dốc mạnh từ 4,8% trong năm 2019 xuống còn 0,1%, trước khi phục hồi mạnh mẽ lên 6,0% vào năm 2021.
"Chúng tôi dự đoán đà phục hồi tại ASEAN+3 sẽ theo hình chữ U và được dẫn dắt bởi Trung Quốc", Hoe Ee Khor - Chuyên gia kinh tế trưởng tại AMRO cho biết.
Riêng tại Việt Nam, AMRO nhận định GDP sẽ tăng trưởng 3,1% năm 2020 và 7% năm 2021. Tốc độ này giảm mạnh so với báo cáo hồi tháng 3, tuy nhiên vẫn mạnh nhất trong khu vực.
Theo ông, 9/14 nền kinh tế thành viên của ASEAN+3 sẽ tăng trưởng âm trong năm nay. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn thuộc top tăng trưởng, cùng với Brunei, Lào, Myanmar và Trung Quốc.
Chuyên gia cho biết dự báo này chưa tính đến đợt bùng phát ca nhiễm mới gần đây tại Việt Nam. Dù vậy, AMRO đến nay vẫn lạc quan về Việt Nam vì đã kiềm chế tốt đại dịch và có 100 ngày không có ca lây nhiễm mới.
Việt Nam đang có dấu hiệu khởi phát của một làn sóng dịch thứ hai, đặc biệt là ổ dịch tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, AMRO tiếp tục đánh giá cao vào tương lai nền kinh tế Việt Nam. Bởi khả năng kiểm soát dịch tốt và cấu trúc kinh tế thuận lợi. Hơn thế, "Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài lớn và hưởng lợi từ việc dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang. Tuy vậy vẫn cần xem xét vào tình hình dịch Covid-19 tại TP Đà Nẵng thời điểm này", chuyên gia Hoe Ee Khor nhấn mạnh.
Trước làn sóng dịch thứ hai xuất hiện, AMRO đánh giá cao các nền kinh tế đã kiềm soát tốt đại dịch và chính quyền nhiều quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại. Các số liệu gần đây chứng minh sự cải thiện đáng kể trong sản xuất và thương mại của một số quốc gia. Các lệnh hạn chế được nới lỏng, hoạt động sản xuất và thương mại phục hồi, việc di chuyển của người dân tăng cao. Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân dẫn đến các đợt tái bùng phát dịch Covid-19 ở nhiều nơi. Và điều này khiến chính phủ các nước phải siết chặt lại các chính sách hạn chế.
"Khó khăn lớn nhất mà các nhà hoạt định chính sách ASEAN+3 phải đối mặt trong nửa cuối năm 2020 là việc cân bằng giữa nới lỏng lệnh phong tỏa để vực dậy nền kinh tế và nguy cơ đối mặt một làn sóng lây nhiễm khác", Li Lian Ong, Trưởng nhóm Chuyên gia Giám sát Tài chính tại AMRO đánh giá.
"Việc quản lí để hạn chế các chính sách chống virus là chìa khóa cho sự ổn định tài chính khu vực", ông nhận định.
#StandUpVietnam là chương trình đặc biệt đồng hành cùng các doanh nghiệp trong nước chia sẻ và truyền cảm hứng vượt qua những khó khăn từ đại dịch COVID-19.
#StandUpVietnam mong muốn được đón nhận những chia sẻ kinh nghiệm, hiến kế chính sách, giải pháp thúc đẩy kinh doanh, cách thức quản trị trong khủng hoảng… từ chính những doanh nhân đang chèo lái DN vượt qua thử thách lớn này.
Các thông tin từ quí DN sẽ được các cơ quan báo chí tham gia #StandUpVietnam biên tập, đăng tải hoàn toàn miễn phí trong chương trình nếu nội dung được đánh giá là hữu ích, thiết thực, tích cực.
Các thông tin vui lòng gửi về địa chỉ email info@vietnambiz.vn và info@vietnammoi.vn kèm đầu mối liên lạc để #StandUpVietnam có điều kiện tương tác, hỗ trợ và kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải.
Kinh doanh 22:41 | 22/12/2020
Kinh doanh 11:17 | 20/11/2020
Kinh doanh 09:50 | 20/11/2020
Kinh doanh 14:30 | 12/11/2020
Tiêu dùng 14:53 | 28/10/2020
Kinh doanh 16:51 | 23/10/2020
Kinh doanh 10:04 | 22/10/2020
Kinh doanh 09:12 | 22/10/2020