Dòng chảy đầu tư vào Việt Nam: Vận hội thật hay chỉ là sự huyễn hoặc?

Tổng Giám đốc VinaCapital ông Don Lam cho biết, 20% nhà sản xuất ở Trung Quốc sẽ chuyển dịch khỏi đất nước này, nhưng "không phải ai cũng tới Việt Nam". Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội, nhưng cũng gặp nhiều thách thức.

Hôm nay (19/11) đã diễn ra sự kiện thường niên Vietnam CEO Forum 2020 với chủ đề "Chuỗi giá trị toàn cầu - Dòng chảy mới: Cá có hóa Rồng?".

'Vận hội thật hay là sự huyễn hoặc' - Ảnh 1.

Phiên tranh luận giữa các chuyên gia tại Vietnam CEO Forum 2020. (Ảnh: Minh Hằng).

Các doanh nghiệp đang đứng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm phơi bày các khiếm khuyết tiềm ẩn tồn tại trong từng nền kinh tế. Bên cạnh đó, dòng chảy thương mại toàn cầu đang đi qua một “khúc quanh lớn” và chuỗi giá trị toàn cầu đang được tái sắp xếp để phù hợp với môi trường kinh tế bình thường mới của thế giới.

Theo ông Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược phát triển thương hiệu và cạnh tranh, là quốc gia có mức độ hội nhập kinh tế quốc tế cao và tỉ trọng xuất khẩu lớn, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thay đổi lớn lao.

Muốn bền vững phải bám theo xu thế

Theo ông Võ Trí Thành, dòng chảy đầu tư đang chia khúc chia đoạn theo từng chuỗi kinh doanh và chuỗi cung ứng. Việc xảy ra đại dịch Covid-19 chỉ là sự bổ sung thêm cho việc thế giới sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Thành cho rằng, Việt Nam có đầy đủ các yếu tố, lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh để có thể nắm bắt được vận hội, cơ hội lớn lao này nhờ vào động lực từ hiệp định thương mại kí kết và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Bằng chứng là trong ba tháng qua, hơn 20.000 đơn xuất khẩu của doanh nghiệp đã được hưởng hiệp định EVFTA, trong đó phần lớn là hàng nông sản, đạt giá trị hơn một tỉ USD. Thị trường xuất khẩu sang Canada của Việt Nam trong giai đoạn này cũng rất khả quan sau khi có sau khi có Hiệp định CPTPP.

"Covid-19 đang làm thay đổi nội hàm của nền kinh tế: từ lối sống, tiêu dùng, tài chính,...và tất cả sẽ tạo nên xu thế đi kèm với sự dịch chuyển trong tương lai". Tất cả sẽ tạo ra một "vận hội" để các doanh nghiệp phải tư duy lại, bởi "muốn bền vững phải bám theo xu thế".

"Vận hội thật hay là sự huyễn hoặc"  

Tuy nhiên, ông Don Lam, Tổng Giám đốc Tập đoàn VinaCapital cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận thực tế vào vấn đề. Chính Tập đoàn VinaCapital đang đầu tư cho 60 công ty nhưng lại đang phải gặp khó khăn trong nguồn vốn trong thời điểm này.

Bên cạnh đó, theo nguồn tin của ông Don Lam, 20% nhà sản xuất ở Trung Quốc sẽ chuyển dịch khỏi đất nước này, nhưng "không phải ai cũng tới Việt Nam". Các nhà sản xuất chỉ cho biết họ sẽ dịch chuyển tới Đông Nam Á hoặc Mexico - để tiện tiếp cận với thị trường Bắc Mỹ chứ không đề cập cụ thể đến Việt Nam.

Các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam phải suy nghĩ nhiều vấn đề, một trong số đó là giá đất tại các khu công nghiệp như ở Bình Dương đang khá cao. Điều này dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư có thể bỏ ngỏ thị trường Việt Nam.

Ông Don Lam, Tổng giám đốc Vina Capital

"Mọi người đừng tự huyễn hoặc rằng Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội, cơ hội thì có đấy nhưng còn muôn vàn khó khăn", ông Don Lam nhấn mạnh. 

Lí giải điều này, ông Don Lam cho biết, Việt Nam đang cạnh tranh với Indonesia về giá cả cũng như chi phí nhân viên, lao động. 

Ngoài ra, các nhà đầu tư muốn đầu tư vào Việt Nam phải suy nghĩ nhiều vấn đề. Một trong số đó là giá đất tại các khu công nghiệp như ở Bình Dương đang khá cao. Điều này dẫn đến việc nhiều nhà đầu tư có thể bỏ ngỏ thị trường Việt Nam.

'Vận hội thật hay là sự huyễn hoặc' - Ảnh 3.

Cuộc tranh luận giữa các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp. (Ảnh: Minh Hằng).

Theo báo cáo của World Bank cuối tháng 9 vừa qua, điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam đến hiện tại là mức độ nội địa hóa đang khá thấp và có xu hướng giảm dần.

Bên cạnh đó, thị trường Việt, theo số liệu thì đang tập trung quá nhiều vào 4 mảng là điện tử, dệt may, hóa chất và kim loại, chiếm 2/3 chuỗi giá trị toàn cầu. 

Có đến 70% kim ngạch thương mại trong chuỗi giá trị toàn cầu thuộc về 4 doanh nghiệp hàng đầu là Samsung, Panasonic, Intel và Foxconn và tập trung vào 4 thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

"Vậy đâu sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt, người điều phối chương trình?", bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Deloitte Việt Nam đặt câu hỏi.

Theo đại diện VinaCapital, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học hỏi các doanh nghiệp FDI, cố gắng đầu tư về máy móc, cách quản trị doanh nghiệp,... và "nâng tầm hiểu biết lên tầm quốc tế". 

"Biết là rất khó nhưng nếu không làm thì mình không thể cạnh tranh được", ông Don Lam nhấn mạnh.

Một khó khăn nữa đó là các doanh nghiệp đang làm tốt một mảng thì muốn mở rộng thêm mảng khác thay vì tiếp tục đi sâu thêm. 

Nhà quản lí Vinacapital cho rằng, "các doanh nghiệp cần làm tốt ngay trên chính thị trường Việt trước, làm sao để nâng cấp sản phẩm mình lên trước khi muốn thực hiện một điều gì khác".

Về vấn đề nguồn nhân lực khi có sự chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ thuê những người giỏi nhất, có tư duy và kĩ năng nghề nghiệp tốt về làm việc cho họ, dẫn đến phía công ty Việt Nam mất đi những nhân tài ngay chính trên sân nhà của mình. Bù lại, các doanh nghiệp FDI sẽ tạo ra nguồn thu nhập tốt hơn cho người lao động cũng như tạo nguồn thu cho Chính phủ.

Nói về ý kiến doanh nghiệp nên tập trung vào một ngành, ông Võ Trí Thành cho rằng, nếu đầu tư đa ngành trong thời điểm này nhưng theo hướng liên kết ngang thì vướng nhiều khó khăn, vướng các chi phí cơ hội,... Trong khi đó, nếu doanh nghiệp chủ động đầu tư đa ngành nhưng theo hướng liên kết dọc thì hoàn toàn có thể tối ưu hóa được chi phí, nguồn lực,...của doanh nghiệp.

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.