Bác bỏ thông tin con một phó giám đốc sở có 1.000 ha đất

Đất nằm trong vùng dự án sân bay quốc tế Long Thành (rộng khoảng 5.000 ha) được chính quyền địa phương quản lý rất chặt, không cho mua bán, chuyển nhượng.

Sau phát biểu của thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, về việc “cán bộ ta mua đất ở Long Thành hết rồi”, PV Thanh Niên ngày 28.10 đã hỏi ông Trương Văn Phương, Trưởng phòng TN-MT H.Long Thành (Đồng Nai) - nơi quản lý quyền sử dụng đất tại dự án sân bay quốc tế Long Thành, xoay quanh vấn đề này.

Theo ông Phương, hiện tại đất nằm trong vùng dự án sân bay quốc tế Long Thành (rộng khoảng 5.000 ha) được chính quyền địa phương quản lý rất chặt, không cho mua bán, chuyển nhượng.

“Trong trường hợp hai bên mua bán theo hình thức ủy quyền hay thỏa thuận với nhau thì cơ quan quản lý nhà nước không nắm được”, ông Phương nói và cho biết thêm: “Vùng phụ cận sân bay Long Thành thì phải kiểm tra mới trả lời được. Do đó, nếu hỏi có cán bộ nào có đất trong đó (vùng lõi dự án - PV) không thì chúng tôi chưa xác định được”.

Liên quan việc một trang mạng xã hội viết về ông T. (27 tuổi, ngụ TP.HCM), con của một phó giám đốc sở ở TP.HCM sở hữu gần 1.000 ha đất ở H.Long Thành, trong đó có lô đất 500 ha ở xã Suối Trầu (xã nằm hoàn toàn trong khu quy hoạch sân bay Long Thành), ông Phương phản bác: “Chính quyền quản lý rất chặt, không cho mua bán, chuyển nhượng nên việc một cá nhân sở hữu cả 1.000 ha đất là điều không thể. Qua kiểm tra dữ liệu quản lý đất đai chúng tôi không phát hiện trường hợp nào như thế”.

bac bo thong tin con mot pho giam doc so co 1000 ha dat Ông Phạm Sỹ Quý mất chức Giám đốc Sở TNMT Yên Bái

Ông Phạm Sỹ Quý bị cảnh cáo, cho thôi chức Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái và được điều về làm ...

chọn
Những nơi đang sốt đất theo tin sáp nhập
Thông tin về sáp nhập tỉnh, thành khiến đất nền tại nhiều địa phương như Hưng Yên, Bắc Giang, Đồng Nai... lên cơn sốt giá. Theo chuyên gia, bên cạnh cơ hội lướt sóng thì rủi ro đi kèm là rất cao, nhà đầu tư không nên mạo hiểm bởi nếu không kịp thoát hàng sẽ lâm cảnh đu đỉnh, mắc cạn.