Tăng hơn 20.000 học sinh lớp 1 | |
Sẽ bị đuổi học nếu... có người yêu! |
Mới đây, trên một diễn đàn của giáo viên tiểu học có đăng tải một bài tập tiếng Việt dành cho học sinh lớp 4 với nội dung xác định thành phần câu.
|
Nội dung cụ thể như sau: “Các thầy cô cho em hỏi 1 chút là trong câu 1 và câu 2 này, cách nào xác định chủ vị đúng ạ. Em và bé làm cách 2 nhưng giáo viên của bé chữa cách 1. Em hơi hoang mang ạ. Em xin cảm ơn."
Nội dung bài tập:
Câu 1:
- Tiếng chim / hót vang rộn cả khu rừng
(Chủ ngữ) (Vị ngữ)
- Tiếng chim hót / vang rộn cả khu rừng
(Chủ ngữ) (Vị ngữ)
Câu 2:
- Rải rác khắp khu rừng,/ tiếng gà// gáy râm ran
(Trạng ngữ) (Chủ ngữ) (Vị ngữ)
- Rải rác khắp khu rừng,/ tiếng gà gáy// râm ran
(Trạng ngữ) (Chủ ngữ) (Vị ngữ)
Kết quả, không chỉ các bậc phụ huynh hoang mang mà đến cả rất nhiều thầy cô trong nhóm cũng đưa ra những kết luận khác nhau. Chị Hà Thị Thanh Hương một trong số rất nhiều người chia sẻ bài viết trên với dòng trạng thái “Giáo viên mà tranh cãi nảy lửa trong câu này là em hoang mang lắm các mẹ ạ!”
Cô M.H (giáo viên ở TP HCM) khi được hỏi cho biết: “Cách 1 đúng nhất. Vì “hót” là động từ chính cho vị ngữ".
Bạn Tran Dieu Huong lại có góc nhìn khác, bạn bình luận trên bài viết: “Cả 2 cách đều đúng bạn ơi. 1 cách dùng động từ làm vị ngữ, còn 1 cách dùng trạng ngữ chỉ trạng thái làm vị ngữ”.
Có rất nhiều trang cãi về đáp án của bài tập này. |
Chị Dương (giáo viên một trường tiểu học) cho rằng: “Cách 2, mẫu câu "Ai - thế nào?" Vì "tiếng chim hót, tiếng gà gáy" là cụm danh từ, đứng ở vị trí làm chủ ngữ. Nếu theo cách 1 thì tiếng chim và tiếng gà không tự "hót và gáy" được. Còn chị muốn dạy cho con hiểu, chị hướng dẫn con đặt câu hỏi cho các bộ phận trong câu.”
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” |
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, để có được câu trả lời chính xác nhất, chúng tôi đã trao đổi với TS. Trịnh Thu Tuyết - nguyên giáo viên trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Bà Tuyết cho biết: “Hai câu về cơ bản có cấu trúc giống nhau! Chủ ngữ chính là hiện tượng được miêu tả trong vị ngữ, đó là “Tiếng chim hót/ Tiếng gà gáy”, vị ngữ trả lời câu hỏi: CN + như thế nào? ( Tiếng chim hót như thế nào? Tiếng gà gáy như thế nào?) - đó là “ vang rộn cả khu rừng” và “ râm ran”. Cho nên cách 2 đúng.
Nếu chủ ngữ không phải hiện tượng mà là chủ thể hành động như “chim”, “gà” thì cách 1 đúng, khi đó vị ngữ trả lời kiểu câu hỏi” CN + làm gì? Lúc đó, hai câu là: Chim hót vang rộn cả khu rừng/Gà gáy râm ran”.
PGS. TS Phạm Văn Tình – Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam |
Trong khi đó, PGS. TS Phạm Văn Tình – Tổng Thư kí Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, cho biết:
Cấu trúc cú pháp tiếng Việt (một ngôn ngữ đơn tiết tính) luôn là vấn đề khó. Trong câu thứ nhất, ta thấy có hai cách ngắt dòng dẫn đến việc phân tích cú pháp khác nhau:
- Tiếng chim / hót vang rộn cả khu rừng
(Chủ ngữ) (Vị ngữ)
- Tiếng chim hót / vang rộn cả khu rừng
(Chủ ngữ) (Vị ngữ)
Ở câu 1 này người ta có thể phân cách như thế từ việc chọn 2 ngữ điệu đọc (bằng cách ngừng ngắt) khác nhau. Nhưng cách chọn thứ hai là hợp lí, bởi: 1) Không thế chọn “hót” làm vị ngữ cho “tiếng chim”. Vì thực tế chỉ có “chim” mới “hót” được. “Tiếng chim” là sản phẩm của “hót” (Chim hót. Mây bay. Gió thổi là 3 câu đơn bình thường).
“Tiếng chim hót” là một danh ngữ (tức đoản ngữ danh từ, với “tiếng” là trung tâm). Trong câu trên, “vang rộn cả khu rừng” là một cụm vị ngữ (mà “hót” là trung tâm của động ngữ (đoản ngữ động từ) này). Có thể đảo là “Cả khu rừng vang rộn tiếng chim (hót)” (Bỏ chữ “hót” đi hoàn toàn được).
Với câu thứ hai, cũng có hai cách đọc và tạo ra hai hướng phân tích cú pháp:
- Rải rác khắp khu rừng, /tiếng gà/ gáy râm ran
(Trạng ngữ) (Chủ ngữ) (Vị ngữ)
- Rải rác khắp khu rừng, /tiếng gà gáy/ râm ran
(Trạng ngữ) (Chủ ngữ) (Vị ngữ)
Tương tự như cách phân tích trên (Ta chấp nhận tổ hợp “rải rác khắp khu rừng” là trạng ngữ chỉ địa điểm), thì “gáy” là động từ chỉ đi với chủ thể là “gà” (Gà gáy, gà: chủ ngữ, gáy: vị ngữ). “Tiếng gà gáy” chỉ là một danh ngữ chứ không thể là một cấu trúc chủ vị (so sánh, chẳng hạn: Nửa đêm, gà gáy canh ba với Nửa đêm, tôi nghe tiếng gà gáy canh ba thì ta thấy rõ).
Vì vậy, “Chim hót, Gà gáy” là hai câu đơn, còn “Tiếng chim hót, Tiếng gà gáy” là hai danh ngữ (cụm từ, chưa phải là câu).Trong cả hai trường hợp, cách phân tích thứ hai là đúng." Ông Tình phần tích.
Đại học Công nghệ Thông tin TP HCM công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến và lộ trình tăng học phí
Trường Đại học Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) dự kiến tăng học phí lên mức 16 triệu đồng/ sinh viên trong năm ... |
Không khí tết rộn ràng trường học
Tết ấm áp tại trường ĐH Công nghệ TP.HCM với chương trình khai mạc Hội xuân và ra quân Xuân tình nguyện 2018 |