Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng Tây Bắc Bộ, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Trung tâm hành chính của tỉnh là Thành phố Lào Cai, cách Thủ đô Hà Nội 290 km.
Tỉnh Lào Cai có tổng diện tích tự nhiên 6.364,03 km2, vị trí địa lý cụ thể là: Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang.; Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái.; Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.; Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Lào Cai có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 152 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 9 thị trấn và 127 xã (TP Lào Cai; Thị xã Sapa; Huyện : Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mường Khương, Xi Ma Cai, Văn Bàn).
Về quy hoạch, UBND tỉnh Lào Cai đã công bố Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2030.
Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông, và trong giai đoạn 2015 - 2020 sẽ triển khai dự án sân bay Lào Cai, tỉnh đề nghị chính phủ cho phép kêu gọi đầu tư nước ngoài đối với dự án này.
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai dài 264 km có điểm đầu tại nút giao của đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long với Quốc lộ 2; điểm cuối tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu tại xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tuyến đi qua địa phận 5 tỉnh và thành phố: Thành phố Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai
Được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam với tốc độ chạy xe tối thiểu từ 80 km – 100 km/h, Dự án có tổng mức đầu tư lên tới 19.984 tỷ đồng (1,249 tỷ USD), trong đó 1,096 tỷ USD là vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Đây là dự án đường cao tốc đầu tiên tại Việt Nam được xây dựng do nhà đầu tư (Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam - VEC) tự huy động vốn, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Với tổng mức đầu tư lên tới 1,24 tỷ USD, Dự án có thể coi là "một gói kích cầu lớn" đầu tư vào lĩnh vực đường bộ cho vùng Tây Bắc và các tỉnh thuộc lưu vực sông Hồng. Tuyến đường cao tốc từ Lào Cai về Hà Nội có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở tầm quốc gia mà còn là con đường thúc đẩy phát triển kinh tế của 6 nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là: Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Theo kế hoạch, toàn bộ Dự án được hoàn thành vào năm 2013, dự kiến hoàn vốn sau 32 năm khai thác thu phí, với mức phí là 1000 đồng/km/phương tiện quy đổi.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm.
- Xem chi tiết quy hoạch giao thông tỉnh Lào Cai theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 tỉnh Lào Cai TẠI ĐÂY.
- Xem thêm: Cập nhật toàn bộ bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Lào Cai TẠI ĐÂY.