Trong các thử nghiệm trực tiếp với cừu của một nhóm nghiên cứu Đại học James Cook ở Queensland, Australia, lượng khí mê-tan giảm từ 50-70% khi chúng được cho ăn theo chế độ có chứa 2% tảo biển.
Theo Irish Times, Hiệp hội Nông dân Ireland rất hoan nghênh kết quả này và cho biết nghiên cứu tạo cơ hội để tiếp tục xây dựng "mô hình sản xuất lương thực bền vững trên cỏ" của Ireland.
Thomas Cooney, Chủ tịch Hiệp hội Môi trường, kêu gọi các nhà khoa học Ireland "ngay lập tức kiểm tra tiềm năng cho nghiên cứu này".
Nghiên cứu ban đầu dựa trên kinh nghiệm của một nông dân người Canada, khi nhận ra rằng gia súc ăn tảo biển sẽ khỏe mạnh và có chu kỳ giao phối kéo dài hơn. Các nhà nghiên cứu tại Canada, Rob Kinley và Alan Fredeen sau đó cũng đã chứng minh những phát hiện này vào năm 2014 và cho thấy gia súc sản sinh ít khí mê-tan hơn.
Gia súc ăn tảo biển sẽ khỏe mạnh hơn và có chu kỳ giao phối kéo dài hơn |
Cặp đôi đã hợp tác với Giáo sư Nuôi trồng Thuỷ sản Rocky De Nys ở Australia tiến hành thử nghiệm với 20 loài rong biển phản ứng với vi khuẩn tìm thấy trong dạ dày của bò.
Họ phát hiện ra rằng một loài tảo đỏ có tên Asparagopsis Taxiformis đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm phát thải khí metan của bò và nếu đưa 2% lượng rong biển vào chế độ ăn của động vật, nó có thể làm giảm lượng khí thải tới 99%.
Một con bò trung bình thải ra từ 70 - 120 kg metan một năm, thành phần chính gây nên khí nhà kính, gây hại đến môi trường nhiều gấp 25 lần so với CO2 trong vòng 100 năm.
Gấu Bắc Cực ăn thịt người - cái kết của biến đổi khí hậu toàn cầu? | |
Điều gì xảy ra nếu Trái Đất không ngừng nóng lên? |