Công nghệ cải tiến góp phần chống biến đổi khí hậu tốt hơn tại Việt Nam và toàn cầu

Công nghệ phát triển đã và đang góp phần tốt hơn cho việc giảm ảnh hưởng thiệt hại của tình hình biến đổi khí hậu khi nhiều giải pháp được ra mắt, từng bước tối ưu cho việc làm xanh và sạch môi trường.

Tại Việt Nam, dự án Thông tin Viễn thám và Bảo hiểm Cây trồng tại các nền Kinh tế mới nổi do Thụy Sỹ tài trợ đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản.

Theo đó, nhờ giảm thiểu rủi ro thông qua một chương trình bảo hiểm cây trồng với chi phí vừa phải, người nông dân không còn hứng chịu rủi ro đặc biệt về biến đổi khí hậu khi năng suất được cải thiện.

Bên cạnh đó, dự án này đã và đang tạo nên một nền tảng vững chắc để Việt Nam có thể ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số vào chương trình bảo hiểm nông nghiệp và chương trình an ninh lương thực của mình.

Trong lĩnh vực nuôi tôm, nhờ ứng dụng công nghệ cao, người nông dân tại Long An đã và đang từng bước tốt cải thiện tốt hơn khi gia tăng giá trị kinh tế cho mô hình mới.

Công nghệ cải tiến góp phần chống biến đổi khí hậu tốt hơn tại Việt Nam và toàn cầu - Ảnh 1.

Nuôi tôm công nghệ cao mang nhiều nguồn lợi cho người nông dân trước tình hình biến đổi khí hậu. (Ảnh: Nông Nghiệp Nông thôn).

Đại diện phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cần Đước cho biết, với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển nuôi tôm nước lợ theo hướng chủ động thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, dựa trên ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để tăng năng suất, sản lượng.

Cũng trong chương trình chống biến đổi khí hậu, Epson vừa hợp tác với National Geographic trong chiến dịch vận động người tiêu dùng và doanh nghiệp chung tay giảm mức phát thải nhiệt nhằm ứng phó với tình hình mới.

Trong chương trình hợp tác này, Epson và National Geographic mong muốn nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp về cách tiết giảm ảnh hưởng của họ đến hiện tượng ấm lên toàn cầu, từ nhà riêng đến văn phòng và các môi trường kinh doanh khác.

Công nghệ cải tiến góp phần chống biến đổi khí hậu tốt hơn tại Việt Nam và toàn cầu - Ảnh 3.

"Turn Down the Heat" kêu gọi mọi người cùng doanh nghiệp cùng chung tay chống biến đổi khí hậu. (Ảnh: National Geographic).

Mang tên gọi "Turn Down the Heat", chiến dịch do Nhà thám hiểm của National Geographic là Tiến sĩ Katey Walter Anthony khởi xướng. Bà là người giám sát hoạt động quan sát vùng cực tại Alaska và Nga để theo dõi ảnh hưởng lâu dài của biến đổi khí hậu.

Nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, các doanh nghiệp và đối tác về vấn đề bền vững, Epson Đông Nam Á sẽ triển khai các hoạt động chiến lược xuyên suốt năm tại thị trường Singapore, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam với mục tiêu mang chiến dịch "Be Cool" và "Turn Down the Heat" gần hơn với mọi người để cùng làm môi trường xanh sạch hơn.

Đi đôi với hành động, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết sẽ xây dựng một đài quan sát thiên văn mới để dự đoán và theo dõi những hiện tượng biến đổi khí hậu và thiên tai.

Công nghệ cải tiến góp phần chống biến đổi khí hậu tốt hơn tại Việt Nam và toàn cầu - Ảnh 4.

Mô phỏng đài quan sát của NASA nhằm dự báo tốt hơn cho việc chống biển đổi khí hậu và phòng ngừa thảm họa thiên tai. (Nguồn: Sputnik).

Theo đó, NASA sẽ phát triển một nhóm các phương tiện, thiết bị mới tập trung vào Trái đất để cung cấp những thông tin quan trọng, nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai, quản lý cháy rừng và cải thiện hoạt động nông nghiệp trong thời gian thực.

Với kỳ vọng cho việc đi sâu vào giải pháp, Đài quan sát mới đem đến cho thế giới sự hiểu biết chưa từng có về hệ thống khí hậu của Trái đất, cung cấp các dữ liệu hữu ích để đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo vệ cộng đồng trước thảm họ thiên tai.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.