Bán sứa ven đường, bà cụ kiếm cả trăm triệu đồng mỗi tháng

Chỉ với gánh hàng rong đầy sứa đỏ, cụ bà 91 tuổi đã được thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi tháng ở một góc phố Hàng Chiếu, Hà Nội.

Mẹ truyền, con nối gánh hàng 70 năm tuổi

Cứ đến độ tháng hai, tháng ba, tháng tư âm trên con phố Hàng Chiếu, Hà Nội lại xuất hiện gánh hàng rong chỉ bán một món duy nhất; món sứa đỏ Hải Phòng.

Gánh hàng rong ấy của bà Nguyễn Thị Gái năm nay đã 91 tuổi, người Hà Nội. Bà biết đến món sứa đỏ từ những năm 16, 17 tuổi qua những người đi trước. "Nhà tôi ngoài Ô Quan Chưởng, ngày xưa tôi hay gánh hàng đi khắp phố nhưng những năm gần đây tôi ngồi ở gốc cây xà cừ chỗ nhà 62 này". Bà Gái nhớ lại.

ban sua via he ba cu kiem ca tram trieu dong moi thang
Sứa đỏ một trong những món ăn đặc sản Hải Phòng. Ảnh Chí Duy

Tuy nhiên hơn một năm trở lại đây do tuổi cao sức yêu nên bà Gái đã truyền lại cho hai người con gái là bà Nguyễn Thị Lập và bà Nguyễn Thị Minh. “Sứa lấy từ Hải Phòng mang lên. Dừa, đậu, rau thì ra chợ mua. Mắm tôm pha ngon từ hôm trước, vị đặc trưng của nhà tôi ở cái vị mắm tôm rất ngon. Tôi khẳng định không nhà nào có được vị như vậy". Bà Lập vừa bán hàng vừa khẳng định.

“Sứa có màu đỏ au đặc trưng như vậy, bởi ngay từ lúc mới bắt về sẽ được làm sạch rồi ngâm trong nước lá ổi, lá lăng... chứ hoàn toàn không phải ngâm với hóa chất gì. Mỗi ngày phải bán đến cả hai, ba chậu, cứ bán hết lại mang sứa ra ngâm với nước muối chứ nhà tôi cũng không phải chế biến gì. Nếu muốn ăn sứa đỏ Hải Phòng đúng vị là phải ăn chấm cùng giấm bỗng trưng sốt cà chua với mẻ. Nhưng trên Hà Nội mọi người ăn quen với mắm tôm hơn nên nhà tôi chỉ bán mắm tôm.

Để món sứa ngon phải ăn kèm với một lá tía tô, kinh giới to, kẹp một miếng cùi dừa, lát đậu nướng, rồi cuốn vuông gọn quẹt vào bát mắm tôm rồi mới ăn. Như các cụ ngày xưa là phải ăn bốc mới ngon. Nhiều cụ già hay ăn với bánh đa và lạc bùi, như thế mới chuẩn vị". Bà Lập vui vẻ chia sẻ về cách thưởng thức món sữa đúng vị.

ban sua via he ba cu kiem ca tram trieu dong moi thang
Để món sứa ngon phải ăn kèm với một lá tía tô, kinh giới to, kẹp một miếng cùi dừa, lát đậu nướng, rồi cuốn vuông gọn quẹt vào bát mắm tôm rồi mới ăn.

Bạn Quang Tuyền (Đông Anh, Hà Nội) một trong những thực khách cho biết: "Mình cũng mới biết đến món sứa đỏ chưa lâu, ăn thấy rất ngon. Sứa không có vị chỉ giòn giòn ăn vào là tan trong mồm, tuy nhiên những móm ăn kèm mới làm lên mùi vị thơm ngon của món này. Nhất là mắm tôm ăn rất vừa miệng".

Thu nhập "khủng" cả trăm triệu mỗi tháng nhờ gánh hàng sứa

Gánh hàng sứa của bà Gái và các con nằm bên gốc cây xà cừ trên phố Hàng Chiếu. Quán đông khách nhất là vào tầm buổi trưa. Hầu như lúc nào cũng có khách xếp hàng đợi đến lượt để được thưởng thức món sứa đỏ này.

ban sua via he ba cu kiem ca tram trieu dong moi thang
Từ lúc mở hàng đến lúc nghỉ bà Lập bán không ngơi tay. Giá của mỗi suất sứa đỏ là 25.000 đồng - 30.000 đồng. Ảnh Chí Duy

Mỗi ngày gánh hàng rong của mẹ con nhà bà bán hơn chục kg sứa đỏ, thậm chí có ngày bán tới cả 20kg thu nhập khoảng 3 - 5 triệu một ngày.

Bà Lập cho biết: "Mỗi kg sứa tôi bán với giá 200.000 đồng/kg. Khách hàng ăn tại chỗ thì giá 25.000 đồng tới 30.000 đồng một suất gồm đậu, dừa, rau thơm,.... Tôi chỉ bán tới 18h là nghỉ, nếu sau giờ đó khách muốn mua thì vào nhà gọi tôi vẫn bán".

Bà Lập còn tiết lộ thêm có nhiều khách là người nước ngoài và người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài mỗi khi về Việt Nam đều qua đây ăn sứa và mua vài cân (kg) để mang đi ăn dần. "Sắp tới đây có khách đặt 20kg sứa để mang ra nước ngoài, họ nhờ tôi đóng gói kĩ càng vào thùng xốp để vận chuyển qua Mỹ làm quà cho người thân".

ban sua via he ba cu kiem ca tram trieu dong moi thang
Thực khách tới đây ăn đều tấm tắc khen ngon, nhiều người không quên mua về nhà làm quà cho người thân. Ảnh Chí Duy

Tuy nhiên mỗi năm sứa đỏ chỉ có vào tháng hai tháng ba, tháng tư âm lịch nên khi hết mùa sứa nhà bà Gái lại quay sang bán bún thang. Cứ như vậy mỗi năm một lần gánh hàng sứa của bà 70 năm đều đặn xuất hiện vài tháng đem đến một món đặc sản, một nét văn hoá riêng của Hà Nội xưa.

chọn
IDJ báo lãi quý I nhờ dự án Mũi Né, sẽ hạn chế làm dự án mới và giảm vay nợ tài chính
Quý I/2024, IDJ lãi sau thuế hơn 15 tỷ đồng với doanh thu chủ yếu đến từ dự án Apec Mandala Wyndham Mũi Né. Trong giai đoạn tới, doanh nghiệp cho biết sẽ hạn chế phát triển các dự án bất động sản mới và đẩy tỷ trọng vay ngân hàng, vay trái phiếu xuống mức rất thấp.