Bằng cách này nhà giàu thúc tiền 'đẻ trứng', tài sản không 'sứt mẻ'

Những nhà giàu ở Ấn Độ không chỉ muốn giữ tiền, giám sát tài sản mà còn muốn có những tư vấn đầu tư chính xác cùng chuẩn bị cho kế hoạch chuyển giao tài sản cho con cái một cách êm thấm.

Giám sát tài sản, giữ gìn sự giàu có

CNBC cho hay, mới đây một nữ diễn viên ở Ấn Độ khi chọn dịch vụ đảm bảo lộ trình tài chính cho tương lai đã tìm đến dịch vụ "Family Office" - quản lý tài sản gia đình chứ không phải là các ngân hàng tư nhân. Dịch vụ này có thể tạm hiểu là công ty đứng ra giám sát, trông coi và quản lý giúp các chủ tài sản và thêm các dich vụ khác.

Không chỉ có nữ diễn viên này mà nhiều nhà giàu, doanh nhân, người nổi tiếng giàu có ở nước này thay vì chọn các ngân hàng tư nhân để quản lý nguồn tiền và tài sản thì họ chuyển hướng sang dịch vụ nói trên. Trong khi các ngân hàng có thể tư vấn đầu tư thì dịch vụ quản lý tài sản gia đình như một cửa hàng phục vụ mọi vấn đề mà gia đình đó phải đối mặt trong kinh doanh như người thừa kế, thuế cho các hoạt động từ thiện, tư vấn các khoản đầu tư thay thế...

bang cach nay nha giau thuc tien de trung tai san khong sut me

Ông Himanshu Kohli - người đứng đầu Công ty Client Associates đang quản lý khoảng 3 tỷ USD tài sản của các gia đình giàu có với nhiều cơ sở cung cấp dịch vụ quản lý tài sản khác nhau ở Ấn Độ cho hay: "Không ai biết đến thuật ngữ quản lý tài sản gia đình cách đây 15 năm khi tôi bắt đầu mở công ty này nhưng bây giờ người Ấn Độ đang đưa ra những cách mới để bảo vệ tài sản và làm giàu hơn nữa".

Xu hướng này không phải là mới nhưng nó vẫn đang lớn lên theo đà giàu có của các gia đình ở Ấn Độ. Rõ ràng, việc quản lý tài sản và có một nơi tư vấn đầy đủ nhất sẽ là mối quan tâm của các gia đình thừa tiền của.

Nói không mới vì từ năm 2011, CNBC đã có những bài viết về mô hình nói treen. CNBC cho hay, với sự giàu có của các doanh nhân, nền kinh tế tăng trưởng cao... Ấn Độ là thị trường hấp dẫn với các nhà quản lý tài sản.

Đánh trúng tâm lý và sự giàu lên của nhiều người, dịch vụ quản lý tài sản gia đình đã ra đời. CNBC cho rằng, đây là dịch vụ tư vấn đắt đỏ. Chính các văn phòng này vượt qua việc tư vấn đầu tư thuần túy mà cung cấp cá nhu cầu của các gia đình giàu có như đưa ra lời khuyên về bất động sản, quy hoạch, bảo vệ tài sản, vấn đề thuế hay cả tìm những ngồi nhà để nghỉ mát, tìm những loại rượu vang hiếm trên thế giới, các cổ vật.

Doanh nhân Analjit Singh, chủ sở hữu tập đoàn Max - điều hành các doanh nghiệp chăm sóc sức khoẻ và bảo hiểm ở Ấn Độ đã thành lập một nhóm những người thân thiết để "giữ gìn" sự giàu có của gia đình. Nhiều đại gia khác như Mukesh Ambani có tài sản ước tính 27 tỷ USD được cho là cũng làm như vậy.

Theo các nhà quan sát, những người giàu có ở Ấn Độ đang thực hiện quản lý tài sản của họ và muốn có toàn quyền kiểm soát các quyết định đầu tư. Đó là lý do tại sao nhiều người giàu thích dịch vụ quản lý tài sản gia đình hơn là các ngân hàng tư nhân.

Người giàu ở Ấn Độ không chỉ đơn thuần ngồi chờ đợi dịch vụ mà những gia đình có tài sản trên 10 tỷ rupee còn lập cả dịch vụ quản lý tài sản gia đình độc lập của mình. Những người khác có tài sản 500 triệu Rupee đến 5 tỷ Rupee sẽ thuê dịch vụ nói trên để trông coi, giám sát tài sản của gia đình.

Theo Báo Cáo Về Sự Giàu Có Toàn Cầu năm 2016, tại Ấn Độ, các công ty quản lý tài sản gia đình quản lý 20% tổng tài sản trong nước. Nhiều người giàu ở Ấn Độ xuất hiện sau khi nền kinh tế mở cửa với thế giới hồi đầu những năm 1990. Điều này giải thích vì sao số triệu phú tăng lên và người giàu cũng quan tâm đến việc giám sát tài sản.

Tư vấn đầu tư để giàu hơn

Nhiều ý kiến cho rằng, những người giàu có Ấn Độ thích kể về sự giàu có của mình. Thách thức đặt ra với các công ty quản lý tài sản gia đình là làm sao có được sự tin tưởng từ các đại gia, gia đình giàu có.

Ngoài việc giám sát tài sản, các gia đình giàu có ở Ấn Độ thường tới các Đại học ở Mỹ để học về các khóa học chuẩn bị kế hoạch kế thừa. Những người thừa kế trẻ đang buộc gia đình nới lỏng kiểm soát và thuê ngoài một số khía cạnh trong hoạt động kinh doanh.

bang cach nay nha giau thuc tien de trung tai san khong sut me

Theo các chuyên gia, điều quan trọng nhất tại các gia đình giàu có ở châu Á và Ấn Độ là sẽ xuất hiện những người thừa kế gia sản trong 10 năm tới, có nghĩa khoảng 128 tỷ USD sẽ chuyển từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Các công ty quản lý tài sản gia đình hi vọng sẽ hoạt động như đơn vị cố vấn độc lập làm sao để không xảy ra những xung đột trong quá trình này.

Bên cạnh giám sát tài sản, kế hoạch thừa kế thì dịch vụ quản lý tài sản gia đình cũng giúp cho người Ấn Độ xem xét các khoản đầu tư thay thế, rủi ro hơn để tăng lên độ giàu có. Các chuyên gia cho rằng, đầu tư vào nghệ thuật, rượu vang, các doanh nghiệp startup trực tiếp hay qua một quỹ đầu tư đang được hình thành ở nước này và những khoản đầu tư này chiếm tới 10% trong tổng danh mục đầu tư của các gia đình.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.