Bộ Công Thương lên tiếng về tình trạng nông sản nhập khẩu 'đội lốt' hàng Việt

Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân của tình trạng nông sản “đội lốt” hàng Việt Nam là bởi các quy định của pháp luật không yêu cầu thương nhân phải ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản và thủy sản bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
 

Thời gian qua xuất hiện tình trạng một số nông sản, thủy sản không rõ xuất xứ được bày bán trên thị trường dưới tên gọi của sản phẩm cùng loại Việt Nam, chính vì vậy Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ về xử lý thông tin báo chí nêu về nông sản nhập khẩu "đột lốt" hàng Việt Nam.

Hành vi gian lận này tuy chưa phổ biến nhưng cũng đã phần nào làm giảm uy tín của sản phẩm Việt Nam và ảnh hưởng tới lòng tin của người tiêu dùng.

Tiếp đó, các qui định của pháp luật về truy xuất nguồn gốc chưa được áp dụng một cách toàn diện và triệt để đối với nông sản, thủy sản.

bo cong thuong len tieng ve tinh trang nong san nhap khau doi lot hang viet

Thời gian gần đây, dư luận lại rộ lên câu chuyện khoai tây Trung Quốc nhập khẩu được “biến hóa” để trở thành khoai tây Đà Lạt - sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Lâm Đồng khiến không ít người bức xúc.

Anh Nguyễn Văn Thức, chủ cửa hàng bán hoa quả tại Chợ Trung tâm thị trấn Đông Anh (Hà Nội) cho biết, hoa quả ngay ở chợ đầu mối thường đã được chia thành nhiều loại, từ cấp thấp cho đến cấp cao tương ứng với giá cả từng loại khác nhau, nhưng đa phần hoa quả ở chợ đầu mối là hàng Trung Quốc.

Quan trọng là cách người ta bán như thế nào, chợ nói quả Việt thì biết là quả Việt, quả Tàu thì biết quả của Tàu, cứ mua giá cao thì về bán giá cao, mua được rẻ thì bán giá rẻ.

“Hàng quả lấy ở chợ đầu mối bán buôn cho các cửa hàng tùy theo loại mà có giá khác nhau, hàng Việt, hàng Trung Quốc đủ cả. Mua về bán người ta, nói đấy là quả của Việt Nam thì biết là quả Việt Nam, nhưng nếu quả của Trung Quốc giống y chang như thế, nhưng lại được nói là quả Việt Nam thì ngay chúng tôi buôn bán còn không phân biệt được nói gì người mua về ăn”, anh Thức nói.

Theo Nghị định số 15/2018 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có đưa ra các qui định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm nhưng qui định này chỉ áp dụng đối với sản phẩm “không bảo đảm an toàn”, tức là chỉ khi sản phẩm không đảm bảo an toàn hoặc khi cơ quan nhà nước có yêu cầu thì thương nhân mới phải thực hiện qui trình truy xuất nguồn gốc với thực phẩm.

Tồn tại thứ ba là do pháp luật nước ta vẫn chưa có qui định rõ về một sản phẩm được coi là sản phẩm của Việt Nam.

Tuy nhiên, Pháp luật đã có các qui định chi tiết về cách xác định một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam nhưng các qui định này mới được áp dụng cho hàng xuất khẩu, không áp dụng đối với các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Do vậy, trong rất nhiều trường hợp, các cơ quan chức năng không biết phải căn cứ vào đâu để xác định một sản phẩm có phải là sản phẩm “của Việt Nam” hay không.

Theo Bộ Công Thương, do thương nhân có thể bán hàng mà không cần nhãn mác, không cần khai báo xuất xứ và cũng không phải truy xuất nguồn gốc nên các cơ quan chức năng hầu như không thể phát hiện và xử lý trường hợp nông sản nước ngoài “đội lốt” nông sản Việt Nam khi hàng đã vào chợ dân sinh. Thậm chí, ngay cả khi có lí do để nghi ngờ thì cũng không có căn cứ pháp lí để khẳng định một sản phẩm nào đó “không phải là sản phẩm của Việt Nam”.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Công Thương đã kiến nghị giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát các qui định về ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản, thủy sản tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản qui phạm pháp luật qui định như thế nào là sản phẩm của Việt Nam để áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước nhằm chống gian lận xuất xứ Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trước đó, hồi giữa tháng 9/2018, Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản gửi các tiểu thương kinh doanh tại chợ nông sản Đà Lạt, nghiêm cấm mọi hành vi lưu trữ, kinh doanh hàng hóa nông sản có xuất xứ ngoài địa phương để mạo danh nông sản Đà Lạt.

bo cong thuong len tieng ve tinh trang nong san nhap khau doi lot hang viet Ra mắt sàn thương mại điện tử mới dành riêng cho nông sản Việt

Sáng 7/11 tại Hà Nội đã diễn ra mắt sàn thương mại điện tử (GCAECO) dành riêng cho các sản phẩm của người nông dân ...

bo cong thuong len tieng ve tinh trang nong san nhap khau doi lot hang viet Trung Quốc thuê đất Lào, Campuchia sản xuất: Thế mạnh Việt Nam lao đao

Không chỉ tăng qui mô đàn lợn, Trung Quốc còn mở rộng diện tích trồng thanh long, dưa hấu để chủ động nguồn cung, thậm ...

bo cong thuong len tieng ve tinh trang nong san nhap khau doi lot hang viet Người Trung Quốc chỉ rõ những sai lầm của hàng Việt

Doanh nghiệp Việt Nam sai lầm khi cho rằng thị trường Trung Quốc “ăn khỏe, dễ tính” nên cái gì cũng bán được.

bo cong thuong len tieng ve tinh trang nong san nhap khau doi lot hang viet Hàng 'thất sủng' bỗng thành của hiếm: Lùng mua khắp chợ Hà thành

Trong khi na dai được bày bán ê hề tại chợ với giá chỉ từ 30.000-70.000 đồng/kg thì na bở giá lên tới 130.000-160.000 đồng/kg ...

bo cong thuong len tieng ve tinh trang nong san nhap khau doi lot hang viet Nông sản Việt như cô gái quê, chỉ chờ thương lái Trung Quốc đến 'tán tỉnh'

Chia sẻ thực tế sự bị động tìm kiếm thị trường cho nông sản Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thành Thực, một thương nhân buôn ...

chọn
Công ty liên kết của PC1 gom hơn 600 ha đất công nghiệp
Từ tháng 7 đến nay, Western Pacific đã được chấp thuận đầu tư 3 khu công nghiệp hơn 600 ha ở Bắc Giang và Hà Nam. Theo đánh giá của SSI, điểm nhấn bất động sản năm 2024 của PC1 sẽ xoay quanh việc phát triển các dự án mới từ Western Pacific.