Tên phố Hà Nội: Không thể để tên, số lẫn lộn | |
Hà Nội đề xuất đặt tên đường phố theo số | |
Thổ Nhĩ Kỳ lấy tên đại sứ Nga bị ám sát đặt tên đường |
Về phản ánh năm sinh Ngô Quyền ở bảng tên đường có thể bị sai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội biết "sai thì sửa". Ảnh: Dân trí |
Liên quan đến phản ánh cho rằng Hà Nội đã ghi sai thông tin năm sinh và năm lên ngôi của Anh hùng dân tộc Ngô Quyền ở bảng tên đường phố Ngô Quyền (Hoàn Kiếm, Hà Nội), chúng tôi đã có trao đổi với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội để làm rõ.
Cụ thể, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết đã ghi nhận phản ánh về năm sinh của Ngô Quyền và đã cho kiểm tra từ chiều 13/4.
"Khi đặt tên đường thì có một hội đồng thẩm định. Hiện Sở đang xin lại ý kiến của hội đồng thẩm định và tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, lịch sử. Sai thì sửa thôi", ông Động nói.
Trước đó, một tờ báo có đăng tải nội dung phản ánh của độc giả về việc ghi năm sinh Ngô Quyền ở bảng tên đường. Độc giả này cho rằng năm sinh và năm lên ngôi của Ngô Quyền bị sai.
Cụ thể, bảng tên phố Ngô Quyền ghi thông tin: “Ngô Quyền (899-944): Anh hùng dân tộc, lên ngôi vua năm 938, lập ra nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam”.
Trao đổi với chúng tôi, PGS TS Nguyễn Đức Nhuệ, Phó Viện trưởng Viện sử học cho biết bảng tên đường ghi Ngô Quyền lên ngôi vua năm 938 không đúng mà là năm 939.
Theo Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cũng khẳng định Ngô Quyền lên ngôi vua vào đầu năm 939.
Ông Nguyễn Quang Ngọc cũng cho biết, căn cứ vào tuổi thọ của Ngô Quyền là 47 tuổi, năm mất là 944 thì năm sinh là 898 (cộng thêm 1 tuổi "mụ" theo cách tính năm sinh của người Việt).
Ngô Quyền còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng.
Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung về đề xuất đặt tên, điều chỉnh độ dài một số tuyến phố và công trình công cộng trên địa bàn. Cụ thể, Hà Nội giao Sở Văn hóa và Thể thao kiểm kê, phân loại, tổng kết, đánh giá tình hình đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2002 đến nay. Nêu các kiến nghị và đề xuất cụ thể. Thiết lập ngân hàng tên đường phố theo các dạng tên, có sự phân loại theo thứ tự ưu tiên đặt trước sau. Thống kê, phân loại, điều tra thực tế số lượng đường, phố chưa có tên cần đặt (các thông số kỹ thuật, số lượng dân cư, phân bố các cơ quan, đơn vị, trường học... nơi có tuyến đường, phố đi qua). Trên cơ sở đó lựa chọn tên đường (địa danh, danh nhân...) để đề xuất đặt tên cho phù hợp với từng cấp độ, quy mô tuyến đường, phố. Nghiên cứu đặt tên theo số để phù hợp cho việc áp dụng công nghệ số hóa trong quản lý, ứng dụng sau này. |