Báo cáo phương án xử lý 12 dự án thua lỗ kéo dài ngành Công thương

Bộ Công Thương và các Bộ ngành đã ban hành 120 văn bản chỉ đạo để xử lý các vấn đề tồn tại, vướng mắc ở 12 dự án thua lỗ kéo dài của ngành với quan điểm xử lý kiên quyết theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; nhà nước không tiếp tục cấp thêm tiền vào các Dự án.

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn, Bộ Công thương cho biết với 12 dự án thua lỗ kéo dài ngành Công thương hiện đã có phương án xử lý.

Giải pháp chung được xác định là tập trung khẩn trương giải quyết ngay những khó khăn, vướng mắc ở các Dự án như cần thực hiện đầy đủ, đồng bộ, kiên quyết và dứt điểm các chỉ đạo, kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ. Trong năm 2017, các Chủ đầu tư Dự án phải tập trung kiên quyết, giải quyết dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc tại các Dự án, đặc biệt là vướng mắc với các nhà thầu tại các hợp đồng EPC của dự án. Các Bộ, ngành liên quan cần sớm triển khai thực hiện các giải pháp để tạo thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua các cơ chế và chính sách như: thúc đẩy thực hiện lộ trình nhiên liệu sinh học, nghiên cứu khả năng áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với một số sản phẩm nhập khẩu (như phân bón, thép), đề xuất sửa đổi Luật thuế 71/2014/QH13 theo hướng cho phép áp thuế VAT đối với các sản phẩm phân bón... và đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của các Dự án.

bao cao phuong an xu ly 12 du an thua lo keo dai nganh cong thuong
Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình sản xuất kinh doanh thua lỗ, đầu tư kém hiệu quả. (Ảnh: VQ)

Bên cạnh đó, thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc để xảy ra tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả tại các Dự án.

Cụ thể, với 4 dự án đầu tư sản xuất phân bón, sẽ thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp (dự kiến sau năm 2018) sau khi giải quyết hiệu quả các vấn đề liên quan tới quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các Dự án. Riêng dự án Đạm Ninh Bình phải khẩn trương tiến hành xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc đối với hợp đồng EPC.

Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như tình hình thực tế, tính pháp lý, tính khả thi…, Bộ Công thương đề xuất lựa chọn phương án BSR-BF chuyển nhượng/thoái vốn.

Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, đã có 4 phương án được xem xét và phương án PVOil Chuyển nhượng/thoái vốn khỏi Dự án đã được chọn.

Đối với Dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước, PVOil sẽ chuyển nhượng vốn/thoái vốn khỏi Dự án.

Đối với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên, sẽ cho thoái toàn bộ nhà nước và tái cơ cấu lại TISCO.

Đối với Dự án khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Quý Xa và nhà máy gang thép Lào Cai, phương án xử lý là tập trung xử lý, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để tiếp tục triển khai, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Dự án với các giải pháp kèm theo như tiến hành đàm phán để sửa đổi lại hợp đồng liên doanh và điều lệ Công ty, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai hoàn thiện các hạng mục đầu tư và sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả của toàn Dự án; Thực hiện các biện pháp cải tiến trong quản trị sản xuất kinh doanh để tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đầu tư trong thời gian tới; đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thành Dây chuyền cán thép 500.000 tấn/năm.

Trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp hỗ trợ VTM trong việc đàm phán sửa đổi lại Hợp đồng liên doanh, điều lệ liên doanh.

Đối với Dự án Nhà máy đầu tư sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ, PVTex sẽ chuyển nhượng lại công ty.

bao cao phuong an xu ly 12 du an thua lo keo dai nganh cong thuong
Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất (DQS) đã “cõng” khoản lỗ luỹ kế gần 1.236 tỉ đồng, tổng các khoản nợ phải trả là 7.440 tỉ đồng.

Đối với Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS), sẽ cho phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có xem xét đến phương án chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ nếu tìm được nhà đầu tư đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện phương án.

Đối với Dự án đầu tư sản xuất bột giấy Phương Nam, tháng 9 năm 2016, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã có ý kiến đồng ý về chủ trương bán đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng hóa tồn kho của Dự án Nhà máy. Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện xong bước thuê tư vấn thẩm định giá khởi điểm, phương án bán đấu giá Dự án và đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý để tổ chức bán đấu giá công khai Dự án.

Quan điểm của Bộ với các dự án này là sẽ xử lý theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; nhà nước không tiếp tục cấp thêm tiền vào các Dự án. Tập trung thực hiện tái cơ cấu các Dự án, ưu tiên các phuơng án bán/chuyển nhượng/thoái vốn, đồng thời xem xét thực hiện phá sản/giải thể các doanh nghiệp/dự án không có điều kiện phục hồi theo qui định của pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các Dự án. Tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để xác định và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Bảo đảm phối hợp đồng bộ giữa các Bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm các giải pháp về thể chế, chính sách, tăng cường quản trị doanh nghiệp.

Bộ Công thương cũng cho biết, ngoài việc rà soát 12 dự án nêu trên, trong thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục rà soát các dự án đầu tư trong ngành có nguy cơ kém hiệu quả kinh tế, từ đó có giải pháp phù hợp, kịp thời để tránh thiệt hại cho Nhà nước, tạo hiệu quả và đóng góp tích cực vào phát triển chung của kinh tế đất nước.

Trước đó, Bộ Công Thương đã công bố thông tin về 12 dự án chậm tiến độ, thua lỗ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương. Trong danh sách này có Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy thép Việt-Trung, Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2…

Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án trên 43.673 tỉ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63.610 tỉ đồng, tức tăng 45,65%. Trong đó vốn vay là 47.451 tỉ đồng, chiếm 74,6%.

Đáng chú ý, theo Bộ Công Thương, tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm cuối năm 2016 lên tới 16.126 tỉ đồng; tổng nợ phải trả là 55.063 tỉ đồng…

chọn
Lãnh đạo Fecon: Luật mới không ảnh hưởng đến mảng BĐS của công ty, cam kết trả cổ tức 2022 vào quý IV năm nay
Giai đoạn đến 2029, Fecon cho biết đang nghiên cứu phát triển và triển khai đầu tư khoảng 11 dự án bất động sản với tổng giá trị gần 2 tỷ USD. Với các luật mới vừa được thông qua, ban lãnh đạo đánh giá không ảnh hưởng quá nhiều đến Fecon, các dự án của doanh nghiệp hiện khá là thuận lợi so với sự thay đổi của các luật.