Đạm Ninh Bình 'chờ cứu', phân bón Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Trong khi một nhà máy sản xuất đạm trong nước lỗ nặng, cầu cứu Chính phủ, thì theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài Chính) số phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước đang ồ ạt vào Việt Nam.

Cụ thể, trong 8 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp Việt Nam "rút hầu bao" hơn 736 triệu USD (khoảng 16.200 tỷ đồng) để nhập 2,69 triệu tấn phân bón các loại về phục vụ nhu cầu trong nước. Đáng nói, trong số này có gần 50% phân bón từ Trung Quốc.

Trong khi một số nhà máy phân bón trong nước gặp khó khăn, trong đó có thua lỗ của Phân đạm Ninh Bình thì phân bón nhập ngoại ngày càng đổ bộ vào Việt Nam.

Cụ thể, trong tháng 8/2016, ngành nông nghiệp nước nhà đã nhập trên 350.000 tấn, đạt giá trị hơn 82 triệu USD. Tính trung bình mỗi ngày, nhập nhập hơn 11.600 tấn, trong đó nhập từ Trung Quốc là hơn 5.000 tấn/ngày.

dam ninh binh cho cuu phan bon trung quoc o at vao viet nam
Trong khi một số nhà máy phân bón trong nước gặp khó khăn, trong đó có thua lỗ của Phân đạm Ninh Bình thì phân bón nhập ngoại ngày càng đổ bộ vào Việt Nam.

Số lượng nhập lớn, giá trị gia tăng từng tháng khiến 8 tháng đầu năm 2016, cả nước đã nhập 2,69 triệu tấn (trung bình 11.200 tấn mỗi ngày). Số phân bón nhập từ Trung Quốc cũng đạt 1,2 triệu tấn, với trị giá 305 triệu USD. Dù sản lượng và giá trị nhập khẩu phân bón 8 tháng so với cùng kỳ năm trước có giảm đôi chút (2,8 triệu tấn, gần 900 triệu USD - 2015) nhưng vẫn ở mức rất cao.

Theo số liệu của Hiệp hội phân bón Việt Nam, trong năm 2015, sản lượng nhập khẩu phân bón của Việt Nam đã lên tới gần 4 triệu tấn, 20 nước nhập khẩu phân bón coi Việt Nam là thị trường hứa hẹn, trong đó có Trung Quốc chiếm tới 50% lượng nhập.

Trong khi đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn tới các nước trong khu vực. Trong quý I/2016, sản lượng nhập khẩu các chủng loại phân bón như: Ure, SA, Kali, DAP và NPK trong đó lượng SA được nhập về nhiều nhất, chiếm 26%, đạt 246.5 nghìn tấn, tăng 5,4% về lượng nhưng giảm 3,17% về trị giá so với cùng kỳ.

Về nguồn cung ứng, phân bón Trung Quốc đang áp đảo thị trường với 1,2 triệu tấn trong 8 tháng qua, chiếm gần 50% lượng phân bón nhập về. Các thị trường cung ứng khác như Thái Lan đạt hơn 33.000 tấn; Indonesia hơn 140.000 tấn...

Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành sản xuất phân bón Việt Nam hiện nay phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt về giá với các sản phẩm nhập khẩu, trong đó đặc biệt là từ Trung Quốc khi phân bón vô cơ của nước này được miễn 5% thuế khi vào Việt Nam theo thỏa thuận Hiệp định Thương mại tự do (AFTA) mà Việt Nam cùng các nước ASEAN ký với Trung Quốc.

Thời gian vừa qua, không ít nhà máy phân đạm của Việt Nam lâm cảnh khó khăn vì đuối sức trong cuộc cạnh tranh với phân bón nhập ngoại, trong khi giá thành sản phẩm trong nước cao, chi phí vận hành lớn do công nghệ lạc hậu.

Mới đây, như Dân Trí đã đưa tin, tỉnh Ninh Bình vừa có công văn "xin" Thủ tướng Chính phủ cứu Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng đang lỗ lớn trong 2 năm gần đây. Được biết, dự án được Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vay từ Ngân hàng Eximbank Trung Quốc 250 triệu USD, lãi suất ưu đãi 4%/năm, cố định trong vòng 15 năm. Đặc biệt, tổng thầu cho dự án nhà máy đạm trên thuộc về Tập đoàn China Huanqiu Contracting & Enginneer đến từ Trung Quốc.

Về các giải pháp dài hạn, tại Hội nghị về thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp vừa được Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội, nhiều chuyên gia đã chỉ ra 3 lệ thuộc của ngành nông nghiệp Việt Nam, trong đó là: giống, dịch vụ nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, máy và dụng cụ nông nghiệp và thứ 3 là thị trường). Việc lệ thuộc nguy hại nhất đó là do phân bón nhập khẩu giá rẻ, nên tính thương mại cao, nhà nông sử dụng nhiều. Trong quá trình canh tác, sử dụng quá nhiều phân bón nhập khẩu, không phù hợp với đặc tính đất, đồng ruộng của Việt Nam, khiến quá trình thoái hóa đất diễn ra nhanh chóng.

Chính vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của ngành nông nghiệp là đòi hỏi phải tự chủ được giống và dịch vụ nông nghiệp, sau đó ắt sẽ có thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Nếu không, nông nghiệp lúa gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt bởi gạo Campuchia, Myanmar chứ chưa nói đến gạo Thái, gạo Ấn Độ về thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.