Infographics: Bệnh ho gà và những mốc quan trọng tiêm phòng cho trẻ | |
Thời tiết giao mùa trẻ dễ mắc những bệnh gì? |
Kawasaki hay còn gọi là hội chứng hạch bạch huyết dưới da, hội chứng sốt cấp tính. Sở dĩ có cái tên Kawasaki vì bệnh được bác sĩ Tomisaku Kawasaki (Nhật) mô tả lần đầu vào năm 1967.
Kawasaki là một căn bệnh lạ, hiếm, tiền thuốc cũng tăng theo cấp số nhân với những biểu hiện cấp tính như sốt cao, mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ, phồng rộp miệng, bong tróc da ở đầu các ngón tay, chân… Bệnh có thể biến chứng nhồi máu cơ tim, làm cho tim to, nhịp tim nhanh, suy tim. Biến chứng nặng hơn có thể làm viêm tắc và giãn mạch vành, có thể dẫn đến đột tử ở trẻ em dưới 5 tuổi nếu không được phát hiện kịp thời. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị sưng khớp, viêm màng não hoặc viêm phổi, viêm ruột nếu không được điều trị đúng cách.
(Ảnh Healthline) |
Một căn bệnh ít bố mẹ biết đến
Một trường hợp trẻ bị Kawasaki mới đây nhất, lúc cháu sốt khi đang đi du lịch Phan Thiết. Đến thời điểm về đến Sài Gòn là ngày sốt thứ 3. Đêm đó thấy các nốt phát ban, mẹ lại nghĩ con bị sốt phát ban thông thường nhưng cả đêm con vẫn sốt cao. Buổi sáng dậy mẹ hốt hoảng vì những nốt ban không giống thông thường. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị viêm họng, nhiễm trùng và dị ứng.
Khi bé được đưa về nhà và uống thuốc bác sĩ kê đơn nhưng cả ngày hôm sau vẫn sốt và đi ngoài liên tục, mắt thì đỏ, nhiều rỉ. Sau khi uống tiếp lần thuốc thứ 2 bác sĩ kê không đỡ, người mẹ đã nghi ngờ con bị mắc chứng bệnh Kawasaki và nhanh chóng cho con nhập viện. Sau khi làm xét nghiệm bé đã nhận được phác đồ điều trị là tiêm thuốc Gamma Globutin vào tĩnh mạch để dứt sốt và tránh bị giãn động mạch vành tim. Sau đó là kết hợp với thuốc Aspirin một khoảng thời gian khá dài sau điều trị tại nhà.
Bé được tiêm thuốc sớm trong vòng 7 ngày đầu phát bệnh để tránh giãn động mạch vào tim. Đến ngày thứ 8, mặt bé đã sưng, mắt đỏ au sưng húp, lưỡi nổi hạt quả dâu không ăn uống được, chân tay phù nề nổi ban đỏ. Bé sau khi được điều trị kịp thời đã nhanh chóng bình phục sau 2 tuần. Theo như mẹ của bé cho biết, với những bé bị bệnh này thường sẽ suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc các bệnh khác. Một điều vô cùng quan trọng đó là trong vòng 2 năm không được tiêm vaccin sống và một số chất khác. Với những bé gặp bệnh này khi đi gặp bác sĩ cần cho bác sĩ biết con đã từng bị kawasaki để tránh dùng các loại thuốc trị bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con.
Những biểu hiện thường gặp của trẻ bị kawasaki. (Ảnh Healthychildren) |
Nổi ban khắp người khi sốt cao được vài ngày. (Ảnh Healthychildren) |
Bố mẹ có thể phát hiện ra bệnh Kawasaki qua 6 biểu hiện lâm sàng
- Biểu hiện đầu tiên là con sốt cao liên tục từ 5 ngày trở đi
- Viêm đỏ kết mạc hai bên
- Chú ý biểu hiện ở miệng như môi đỏ sẫm, mọng hoặc rỉ máu, phù đỏ khoang miệng như lưỡi đỏ nổi gai (hay còn gọi là lưỡi dâu tây)
- Phù tay, chân, đỏ tía gan bàn tay, bàn chân đến giai đoạn nặng hơn là bong da đầu ngón tay và đầu ngón chân.
- Ban đỏ dạng toàn thân
- Sưng hạch góc hàm
Bố mẹ nên chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ. (Ảnh Healthychildren) |
Bố mẹ nên làm gì khi con có những biểu hiện trên
Việc của bố mẹ là hạ sốt cho con và đưa con nhập viện ngay lập tức. Cần trao đổi về nghi ngờ bệnh cũng như hợp tác với bác sĩ làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán và phân biệt bệnh. Khi chẩn đoán được bệnh, bố mẹ sẽ cùng bác sĩ điều trị theo phác đồ định sẵn, chăm sóc bé hàng ngày. Khi con đã khỏi, cần theo dõi ít nhất 6 tháng đến 1 năm để hạn chế tối đa việc tái phát bệnh.
Sau thủy đậu, xuất hiện nhiều trẻ mắc ho gà, biến chứng viêm phổi
Chỉ trong vòng 1 tháng qua, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 20 trẻ 20 trẻ mắc bệnh ho ... |
Ngô Thanh Vân đấu giá gần 8 tỉ để cứu trẻ em bị bệnh tim
“Đả nữ” cùng nhiều nghệ sĩ Việt Nam đã có mặt trong “Vết sẹo cuộc đời 7” và đấu giá thành công, gây quỹ 302,400 ... |