Bạo lực học đường chuyển từ 'tẩy chay' sang 'đánh nhau có tổ chức': Im lặng là học sinh tự hại mình

Đó là nhận định của các chuyên gia tâm lý trước vấn nạn bạo lực học đường đang có dấu hiệu gia tăng thời gian qua khiến nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng. 
bao luc hoc duong chuyen tu tay chay sang danh nhau co to chuc im lang la hoc sinh tu hai minh Lào Cai: Hơn 40.000 học sinh phải nghỉ học do giá rét kéo dài
bao luc hoc duong chuyen tu tay chay sang danh nhau co to chuc im lang la hoc sinh tu hai minh Cao điểm mùa cúm: 'Cúm ác tính có thể gây nên tổn thương phổi nhanh chóng'
bao luc hoc duong chuyen tu tay chay sang danh nhau co to chuc im lang la hoc sinh tu hai minh 5 tuyển thủ U23 Việt Nam làm 'nóng' lễ vinh danh gương mặt trẻ Thủ đô 2017
bao luc hoc duong chuyen tu tay chay sang danh nhau co to chuc im lang la hoc sinh tu hai minh Hàng loạt trường tiểu học cho học sinh nghỉ học vì rét, phụ huynh lại nhốn nháo lo chỗ gửi con

Bạo lực ngày càng 'tàn bạo'

Lấy bối cảnh về một câu chuyện có thật khi một học sinh 13 tuổi tại Pháp đã tự sát do bị bạo lực học đường, buổi tọa đàm với chủ đề “Bạo lực học đường – Làm sao để phòng tránh” đã được tổ chức ở Hà Nội mới đây với sự tham gia của các chuyên gia, giáo viên và hàng trăm em học sinh.

Dự án mang tên “Break the Silence – Nâng cao giải pháp chống quấy rối học đường” đã ra đời với sự tham gia của một nhóm giáo viên gồm cô Bùi Thị Ngọc Thủy, cô Phạm Phương Anh, thầy Lê Huy Tưởng và các học sinh khối 10 trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định) để nhằm hạn chế tình trạng bạo lực học đường.

bao luc hoc duong chuyen tu tay chay sang danh nhau co to chuc im lang la hoc sinh tu hai minh
Em Nguyễn Đức Thắng - Học sinh lớp 10, Trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định).

Chia sẻ tại đây, em Nguyễn Đức Thắng - Học sinh lớp 10, Trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định) cho biết, lần đầu tiên mình gặp trường hợp bị bạo lực là nữ lớp trưởng của mình và một nữ “cai khối”.

Sở dĩ “nữ cai” này bắt nạt lớp trưởng, dọa nạt trong giờ ra chơi và đánh đập vì cho rằng lớp trưởng đã mách với cô giáo về những sai sót của mình trên lớp. Lớp trưởng đã phải nghỉ học nhiều lần nhưng vẫn bị “nữ cai” đánh đập nên đã phải chuyển trường.

bao luc hoc duong chuyen tu tay chay sang danh nhau co to chuc im lang la hoc sinh tu hai minh
Th.sĩ Vũ Thu Hà - Chuyên viên tâm lý học đường tại Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Hà Nội).

Theo Th.sĩ Vũ Thu Hà (Chuyên viên tâm lý học đường, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Hà Nội), do có sự "nở rộ" của mạng xã hội và truyền thông nên bạo lực học đường ngày càng tinh vi hơn.

“Nếu trước đây, bạo hành phần lớn là mâu thuẫn cá nhân thì hiện nay, chủ yếu là mâu thuẫn giữa các nhóm do học sinh kết giao bạn bè nhiều hơn. Trong đó, có mâu thuẫn giải quyết được và có cái không. Trước đây, bạn học giỏi được tôn trọng nhưng giờ các em chỉ sợ những người ghê gớm.

Việc bạo hành thể xác nhanh hồi phục nhưng nếu bị khủng bố tinh thần, ngày nào cũng gửi tin nhắn hoặc chửi bới thường xuyên, sẽ rất bất hạnh cho cá nhân bị bắt nạt”, cô Hà nói.

Cùng quan điểm trên, cô Bùi Thị Ngọc Thủy – Giáo viên Trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định) nhận định, trước đây tình trạng bạo lực chỉ đơn giản như trêu chọc, tẩy chay, hy hữu lắm mới xảy ra đánh nhau chứ không "tàn bạo" như hiện nay. Hiện nay, bạo lực xảy ra tinh vi và phức tạp hơn.

Việc đánh nhau trong trường học có tổ chức, có mục đích rồi quay clip đưa lên mạng để đe dọa người khác là có... Nguyên nhân của tình trạng này, một phần do tác động của truyền thông và mạng xã hội.

Im lặng là tự hại mình

Về nguyên nhân của bạo lực học đường, cô Thủy cho rằng một phần bắt nguồn từ phía gia đình. Một số em ra đường đã dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề vì cho rằng, ở nhà bố thường làm như thế với mẹ. Ngoài ra, cũng xuất phát từ nhà trường bởi giáo dục kĩ năng sống ở nhiều trường đang bị bỏ ngỏ. Hiện các trường chưa có chuyên viên tâm lý nào có trình độ để hỗ trợ về vấn đề bạo lực học đường.

Theo Th.sĩ Vũ Thu Hà thì quan điểm, nguyên nhân do sự phát triển của văn hóa có sự thay đổi. Trước đây, phụ nữ không được đi đâu nên “yếu thế”. Còn hiện nay, các bé gái và trai được đầu tư và đào tạo như nhau. Sự thay đổi đó đã ảnh hưởng đến việc trẻ em gái có bạo lực hơn xưa. Điều đáng lo ngại, khi bị bạo lực, các em thường im lặng chịu đựng một mình.

“Khi bị bạo hành, học sinh thường im lặng chịu đựng là do các em nghĩ thưa với cô giáo thì con sẽ bị đánh đau hơn. Các con nghĩ mình chưa đủ mạnh để thoát được nên giữ lại và âm thầm chịu đựng”, cô Hà nói.

bao luc hoc duong chuyen tu tay chay sang danh nhau co to chuc im lang la hoc sinh tu hai minh
Cô Bùi Thị Ngọc Thủy – Giáo viên Trường THPT Trần Hưng Đạo (Nam Định).

Cô Ngọc Thủy cho rằng, nguyên nhân của việc các em im lặng là sợ bố mẹ giải quyết theo kiểu người lớn mà mình sẽ chịu hậu quả nặng nề hơn. Một số khác sợ bố mẹ thất vọng về mình nên quyết định chọn im lặng dẫn đến nỗi đau âm ỉ không thoát ra được.

Cũng theo các chuyên gia, để bạo lực leo thang và rất khó để giúp cả hai bình tĩnh ngay. Nên đầu tiên phải trao đổi về các kĩ năng kiểm soát bản thân, kĩ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng chịu trách nhiệm. Nhưng nếu bạo lực ngày càng cao thì bắt buộc phải nói KHÔNG và can thiệp ngay để tránh chuyện xấu xảy ra.

Trước hết các em hãy nói với bố mẹ, bạn bè hoặc thầy cô. Ít nhất trong số đó sẽ có một người tin mình và cho các em sức mạnh để vượt qua tình trạng bạo hành. Nếu không, các em hãy gọi đến Cục bảo vệ trẻ em, sẽ có người lắng nghe và tư vấn ngay để thực hiện các bước. Đừng bao giờ dừng lại ở chỗ chịu đựng một mình bởi xung quanh có rất nhiều người sẵn sàng hỗ trợ các em.

bao luc hoc duong chuyen tu tay chay sang danh nhau co to chuc im lang la hoc sinh tu hai minh Đừng coi thuốc Tamiflu là 'thần dược' chữa cúm 100%

Đó là lời khuyên được đưa ra từ các bác sĩ khi những ngày gần đây, nhiều người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu ...

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.