Báo nước ngoài nói về tham vọng các mạng xã hội Việt Nam muốn thay thế sự 'thống trị' của Facebook

Theo nhật báo Nikkei, các công ty Việt Nam đang đua nhau thành lập các mạng xã hội mới, trong một nỗ lực để thay thế sự thống trị của Facebook ở quốc gia gần 100 triệu dân này.

Cuộc đua xây dựng mạng xã hội "thuần Việt"

Mới đây, ngày 23/7, một mạng xã hội mới, thuốc tập đoàn G-Group với tên gọi Gapo đã ra đời tại Việt Nam.

Gapo là một mạng xã hội nội địa, được xây dựng với các tính năng tương tự Facebook như trò truyện, đăng bài, bình luận,… "Chúng tôi tự tin có thể thu hút 50 triệu người dùng vào năm 2021", CEO Hà Trung Kiên tuyên bố trong sự kiện ra mắt tại Hà Nội.

https%3A%2F%2Fs3-ap-northeast-1

Gapo tham vọng thu hút 50 triệu người dùng. (Ảnh: Nikkei).

Gapo ra đời sau một tuần khi Bộ trưởng Bộ TTTT nói chuyện với các nhà phát triển CNTT ở TP HCM, rằng ông muốn thấy có nhiều mạng xã hội thuần Việt hơn.

Bộ trưởng cũng kêu gọi các công ty công nghệ tạo ra một mạng xã hội độc đáo, đủ sức cạnh tranh được với Facebook.

Trong khi đó, Bộ TTTT cam kết sẽ hỗ trợ các công ty này bằng cách ban hành những chính sách sandbox, để giúp doanh nghiệp được thử nghiệm trên một phạm vi nhỏ trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Kể từ đầu năm đến nay, đã có ba mạng xã hội được thành lập ở Việt Nam. Đầu tiên là mạng xã hội du lịch Hahalolo có trụ sở tại TP HCM đã chính thức công bố nền tảng của mình vào ngày 10/6, đạt mục tiêu đầy tham vọng là 2 tỉ người dùng vào năm 2024.

Mạng xã hội VCNet cũng ra đời để chống lại các thông tin không chính xác và những tin tức giả lan truyền trên mạng.

Dự kiến, nửa cuối năm 2019, hai nền tảng mạng xã hội khác cũng sẽ được ra mắt người dùng tại Việt Nam.

Các chuyên gia và người trong cuộc nói gì?

Đầu năm nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ TTTT phải làm nhiều hơn nữa để đảm bảo các mạng xã hội nước ngoài tuân thủ luật An ninh mạng của Việt Nam.

Thủ tướng cũng đề nghị Bộ phải nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng, hỗ trợ các mạng xã hội thuần Việt đủ sức phát triển thay thế các công ty truyền thông ngoại quốc.

12-15658410339821853349519-crop-1565841039085133746520

Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào sân chơi mạng xã hội. (Ảnh: VnEconomy).

Theo đó, Việt Nam đã gia tăng áp lực lên Google và Facebook kể từ đầu năm 2019. Đầu tháng 6, Bộ TTTT đã yêu cầu hai gã công nghệ khổng lồ của Mỹ mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và quản lí nội dung theo pháp luật Việt Nam.

Bộ TTTT tiết lộ trong năm 2018, hai công ty này đã thu được lần lượt là 235 triệu USD và 152,1 triệu USD doanh thu quảng cáo từ thị trường Việt Nam, nhưng số thuế mà hai doanh nghiệp nước ngoài này đã nộp lại vô cùng ít ỏi.

Hồi tháng 5/2019, Facebook cho biết đã xóa 208 tài khoản giải, 2.444 liên kết quảng cáo sản phẩm bất hợp pháp, 215 trang fanpage quảng cáo cờ bạc và hơn 200 liên kết chống lại Nhà nước Việt Nam theo yêu cầu từ phía Việt Nam.

Trong tháng 6/2019, Bộ TTTT nói rằng đã có 55.000 video trên YouTube có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay, Google mới chỉ xóa khoảng 8.000 video loại này.

"Mạng xã hội Facebook hoạt động trên sự đóng góp, tham gia của người dùng, do đó người dùng phải có tiếng nói trong việc quyết định quy tắc cho nền tảng mà họ sử dụng. Mạng xã hội phản ánh hiện thực cuộc sống, vì vậy, các giá trị đạo đức cơ bản phải được tôn trọng, đồng thời phải tuân thủ pháp luật", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

"Facebook từ chối tuân theo pháp luật của Việt Nam và nói rằng họ có quy tắc riêng. Vậy tại sao chúng ta không tạo ra một mạng xã hội nơi chúng ta tự quyết định các quy tắc của mình", Bộ trưởng Hùng đặt câu hỏi.

Kể từ khi Facebook bước chân vào Việt Nam năm 2007, Việt Nam đã cấp 300 giấy phép cho các mạng xã hội nội địa tính đến năm 2017, nhưng rất ít trong số đó còn hoạt động.

Người dùng phàn nàn rằng hầu hết các nền tảng được xây dựng bởi các công ty Việt Nam không thân thiện với người dùng và các chức năng sao chép lại Facebook, không có đột phá.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.