Huawei học được gì khi cho ra mắt hệ điều hành riêng từ thất bại của Samsung và Microsoft?

Theo CNN, Huawei đã chuẩn bị một kế hoạch B để bảo việc sản xuất điện thoại của họ trước cuộc chiến thương mại, bằng cách ra mắt một hệ điều hành riêng. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều rủi ro cho công ty công nghệ đến từ Trung Quốc này.

Harmony và bài toán thiếu ứng dụng

Huawei gần đây đã giới thiệu một hệ điều hành riêng của mình, được gọi là Harmony.

Về lí thuyết, hệ điều hành Harmony có thể được sử dụng để thay thế Android của Google trên các mẫu điện thoại thông minh Huawei nếu Hoa Kỳ tiếp tục cấm Google hợp tác với công ty Trung Quốc này.

Ra mắt một hệ điều hành mới là việc tương đối đơn giản, đặc biệt với Huawei, một công ty có hơn 180.000 nhân viên trên toàn cầu với các nguồn lực cơ sở hạ tầng để phát triển phần mềm tốt.

Tuy nhiên, việc thúc đẩy các nhà phát triển ứng dụng trên thế giới xây dựng ứng dụng cho Harmony thì lại là việc không hề đơn giản chút nào – tờ CNN đưa nhận định.

gettyimages-1160465664

Huawei gần đây đã giới thiệu một hệ điều hành riêng của mình, được gọi là Harmony. (Ảnh: Cnet).

Các nhà phát triển ứng dụng chỉ muốn xây dựng ứng dụng của họ trên nền tảng có nhiều người dùng. Và trong suốt nhiều năm qua, thị trường đã luôn bị chi phối bởi hai hệ thống: Android của Google và iOS của Apple.

Nếu Huawei không thể thuyết phục được các nhà phát triển đưa các ứng dụng thiết yếu như Uber, Instagram, hoặc các ứng dụng dịch vụ ngân hàng lên hệ điều hành mới của họ thì họ cũng sẽ thất bại khi thuyết phục người tiêu dùng chọn mua điện thoại chạy Harmony.

"Huawei hiểu điều này. Không có ứng dụng đồng nghĩa với việc sẽ không có ai mua điện thoại của họ", Kiranjeet Kaur, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu IDC cho biết.

Huawei thừa nhận rằng sự thành công của Harmony sẽ "phụ thuộc vào hệ sinh thái ứng dụng và nhà phát triển năng động".

"Để khuyến khích các nhà phát triển, Huawei sẽ phát hành HarmonyOS như một nền tảng mở trên toàn thế giới", Huawei cho biết trong một tuyên bố.

Huawei cũng sẽ thiết lập một cộng đồng mã nguồn mở để hỗ trợ sâu hơn cho các nhà phát triển. Tuy nhiên, điều này cũng không làm các nhà phát triển mặn mà hơn với HarmonyOS.

Huawei-already-has-80-million-devices-running-Android-9-Pie

Harmony và bài toán ứng dụng. (Ảnh: PhoneArena).

Trong quá khứ, Microsoft nổi tiếng có quá ít ứng dụng khi ra mắt hệ điều hành di động Windows của mình. Và những ứng dụng của nó thì thường không tốt bằng ứng dụng trên hệ điều hành đối thủ. Cuối cùng, Microsoft phải chấp nhận từ bỏ Windows Mobile.

Blackberry cũng đã thử và thất bại trong việc ra mắt hệ điều hành riêng.

Một hệ điều hành có ít người dùng sẽ ít hấp dẫn hơn, vì ít có cơ hội kiếm tiền hơn.

"Từ quan điểm của các nhà phát triển, họ sẽ ưu tiên những hệ điều hành nào dễ dàng đưa ứng dụng của họ đến người dùng cuối và giúp họ kiếm tiền nhanh", Jason Low, một nhà phân tích của Công ty nghiên cứu Canalys nói.

Ngay cả Samsung, một công ty sản xuất smartphone hàng đầu thế giới cũng đã phải vật lộn để duy trì hệ điều hành riêng của mình, Tizen.

Chiếc điện thoại chạy Tizen đầu tiên ra mắt tại Ấn Độ vào năm 2015 với giá rất rẻ, dưới 100 USD và Samsung đã bán được khoảng 1 triệu chiếc trong số đó.

Tuy nhiên, chiếc điện thoại này nhận được những phản hồi kém tích cực từ phía người dùng và được cho là một bản sao tồi tệ của Android cũng như quá ít ứng dụng.

Samsung đã ngừng phát hành hệ điều hành chạy Tizen kể từ năm 2017 và hiện nay, nền tảng này chỉ được sử dụng chủ yếu trên đồnng hồ thông minh và TV của hãng.

Những rủi ro đến từ Google

Huawei có những lí do chính đáng để để tạo ra một hệ điều hành mới, độc quyền.

Nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới đang đứng trên bờ vực phải ngừng các hoạt động sản xuất do các lệnh cấm đến từ Hoa Kì, khiến hãng không thể tiếp cận được phần mềm hay dịch vụ của Google.

Lệnh cấm có từ tháng 5/2019, tuy không ảnh hưởng đến người dùng hiện tại nhưng số phận của những chiếc điện thoại Huawei trong tương lai vẫn là một câu hỏi để ngỏ.

Gần đây, Huawei đã chứng kiến sự tăng trưởng hai con số trên thị trường toàn cầu, nhưng việc không còn được phép truy cập vào các dịch vụ của Google, các mẫu điện thoại Huawei sẽ kém hấp dẫn hơn đối với người dùng quốc tế.

"Đối với người tiêu dùng, khi phải lựa chọn giữa một chiếc điện thoại hoạt động tốt với Android với một thiết bị không thể hoạt động trơn tru, tất nhiên họ sẽ chọn cái hoạt động tốt", Kaur, nhà phân tích IDC nói.

Điều này đặc biệt đúng với các mẫu điện thoại cao cấp có thiết kế đẹp chẳng hạn như chiếc Huawei Mate X, thiết bị có thể gập lại được dự kiến ra mắt trong vài tháng tới.

"Bạn đang bỏ ra 2.000 USD cho một chiếc điện thoại và nếu thiết bị đó không thể chạy YouTube,… thì thật phí tiền", Kaur nói.

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ông Nhậm Chính Phi, CEO của Huawei cho biết rằng mặc dù Huawei vẫn có thể bán ra điện thoại chạy Harmony bất cứ lúc nào nhưng công ty vẫn ưu tiên Android hơn.

Tag:
chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.