Báo Trung Quốc bàn chuyện cherry Mỹ 250.000 đồng/kg, thịt gà Mỹ dưới 20.000 đồng/kg nhập ồ ạt về Việt Nam

Chiến tranh thương mại với Trung Quốc buộc nông sản Mỹ phải tìm kiếm thị trường mới với ưu đãi về giá, trong đó có Việt Nam. Khác với vẻ phấn khởi của người tiêu dùng, ngành nông nghiệp trong nước đang bắt đầu lo toan.

Cherry giá khoảng 250.000 đồng/kg, thịt bò có giá chỉ trên 200.000 đồng/kg, thịt gà công nghiệp chỉ bán với giá dưới 20.000 đồng/kg… là một vài điển hình trong số hàng chục mặt hàng nông sản Mỹ đổ về Việt Nam ồ ạt trong những tháng qua.

Trái cây, thịt bò Mỹ ồ ạt về Việt Nam với giá rẻ

Bà Nguyễn Thị Hạnh (64 tuổi) chưa bao giờ ăn cherry trước khi chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh diễn ra. Là một người về hưu sống ở Hà Nội, bà thường thấy loại trái cây này được bán tại một cửa hàng địa phương, nhưng với mức lương hưu hàng tháng chỉ 5 triệu đồng, món ăn nhập khẩu nằm ngoài khả năng chi trả của bà.

Tuy nhiên những ngày này, bà có thể mua cherry với giá khoảng 230.000 đồng/kg, một nửa số tiền so với trước. Bà chia sẻ với South China Morning Post: "Tôi nghĩ rằng nhiều người Việt Nam chưa từng ăn cherry, vì vậy tôi hi vọng giá sẽ giảm nhiều hơn để nhiều người có thể mua được".

b7a94256-c343-11e9-ad8c-27551fb90b05_1320x770_115345

Ngay cả cửa hàng bán lẻ nhỏ cũng bán cherry Mỹ với giá rất rẻ. (Ảnh: SCMP).

Bùi Thu Thủy, chủ một cửa hàng trái cây, cho rằng: "Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho người Việt Nam, trước hết là sự có mặt của những khay cherry và táo đỏ từ Mỹ. Doanh số của cửa hàng đã tăng 30% so với cùng kì năm ngoái, lượng mua cherry đã tăng lên 40%".

Cuộc chiến thương mại đã giáng một đòn kinh tế vào ngành nông nghiệp Mỹ vì trước đây luôn phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang Trung Quốc. Cherry là một trong những "thương vong" đầu tiên khi Bắc Kinh tung ra mức thuế trả đũa đầu tiên vào tháng 4 năm ngoái.

Theo số liệu của chính quyền địa phương, tiểu bang Washington, nơi sản xuất cherry lớn nhất của Mỹ, đã giảm xuất khẩu sang Trung Quốc. Các loại trái cây khác bao gồm táo và nho, cũng như các loại thịt và cây trồng chủ lực như đậu nành cũng thế. Ngay cả tôm hùm cũng vướn phải rào cản khi sang Trung Quốc.

IMG_1464

Ngoài cherry, nho, táo, việt quất cũng được bán trong siêu thị với giá phải chăng. (Ảnh: Tất Đạt).

Các siêu thị hiện đang bày bán nhiều nho, việt quất, cherry, các loại thịt từ Hoa Kỳ với giá giảm mạnh. Theo số liệu hải quan, xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng 70% trong rau quả.

Thậm chí, tình hình này đã khuyến khích một số người Việt Nam lần đầu tiên bước chân vào ngành.

 Nguyễn Thị Thu, một giáo viên mẫu giáo ở Hà Nội, cho biết cô quyết định bán trái cây trực tuyến như một nghề tay trái vài tháng trước khi cô nhận ra cherry đã trở nên phổ biến như thế nào trong giới trẻ. Từ một người phụ nữ với mức lương hàng tháng khoảng 7 triệu đồng, cô đã kiếm được khoản lãi 4,5 triệu đồng bằng việc bán 180 kg cherry trong suốt 2 tháng.

Sức ép cho ngành chăn nuôi trong nước

Bên cạnh hợp vị giác của người Việt, thương hiệu sản xuất tại Mỹ cũng là một điều kích thích tiêu dùng. 

Đinh Tiến Thành, Phó Giám đốc điều hành của Hapro, một trong những công ty xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, và là chủ sở hữu của một chuỗi siêu thị cùng tên, cho biết lần đầu tiên công ty đã bắt đầu bán sản phẩm của Mỹ. Rượu vang, thịt bò và thịt gà của Mỹ là một trong những sản phẩm sẽ sớm có mặt trên kệ Hapro.

Ông cho biết: "Tôi nghĩ rằng tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam là họ rất thích các sản phẩm của Mỹ". Nhưng ông Thành thừa nhận một số loại thịt từ Hoa Kỳ có thể gây sức ép với nông nghiệp nội địa. Theo ông, thịt gà nhập khẩu, thịt lợn và đặc biệt là thịt bò đều rẻ hơn, và được cho là có chất lượng tốt hơn hàng nội.

73ac8f5e-c343-11e9-ad8c-27551fb90b05_1320x770_115345

Thịt bò Mỹ đe dọa ngành chăn nuôi trong nước. (Ảnh: SCMP).

Đầu tháng này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã cảnh báo về rủi ro đối với nông nghiệp trong nước. Riêng 6 tháng đầu năm, Tổng cục Hải quan báo cáo Việt Nam đã nhập hơn 319 tấn cherry, trị giá khoảng 2,9 triệu USD, trung bình giá nhập chỉ hơn 200.000 đồng/kg. Táo các loại nhập về hơn 12.400 tấn, trị giá gần 16 triệu USD, giá bình quân chỉ hơn 29.000 đồng/kg.

Các loại thịt bò Mỹ tăng mạnh với 4.800 tấn, trị giá khoảng 30,2 triệu USD, giá bình quân tại cảng là 144.000 đồng/kg. Thịt heo nhập Mỹ cũng đổ bộ hơn 2.500 tấn, giá tại cảng chỉ gần 37.000 đồng/kg. Hơn 101 tấn tôm hùm Mỹ được nhập về Việt Nam với giá bình quân khoảng 385.000 đồng/kg.

Toàn bộ giá bình quân nông sản Mỹ nhập về theo khai báo của Tổng cục Hải quan đều thấp hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường.

aae274b6-c343-11e9-ad8c-27551fb90b05_1320x770_115345

Để cạnh tranh với hàng Mỹ giá rẻ, ngành nông nghiệp Việt Nam cần phải có nhiều kế hoạch hiện đại hóa. (Ảnh: SCMP).

Nhà kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lí Kinh tế Trung ương, cho biết đây sẽ là một thách thức đối với ngành công nghiệp về thịt của Việt Nam để cạnh tranh với hàng ngoại.

"Các đơn vị sản xuất Việt Nam chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ với kĩ thuật lạc hậu và chăn nuôi không tốt lắm, vì vậy chất lượng sản phẩm bị hạn chế. Nhưng trách nhiệm của ngành công nghiệp về thịt là hiện đại hóa. Tôi nghĩ đó là sự cạnh tranh gay gắt và các nhà sản xuất Việt Nam phải học cách cạnh tranh".

Nhưng theo ông, dù sao điều cũng là tín hiệu tốt cho mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ ngay cả khi cuộc chiến thương mại sớm được giải quyết và xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trở lại bình thường.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.