Bất động sản giành lại vị trí á quân về thu hút vốn ngoại

Ngành kinh doanh bất động sản đã dành lại ngôi vị á quân về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) sau một thời gian nhường vị trí này cho ngành hoạt động tài chính, ngân hàng.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/8/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt hơn 18,1 tỷ USD, tăng 8,2% so cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, ngành kinh doanh bất động sản tiếp tục đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 1,76 tỷ USD, chiếm hơn 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, giảm 47,2% so với cùng kỳ năm trước. Bắt đầu từ tháng 4/2023, bất động sản đánh mất vị trí thứ 2 trong trong bảng xếp hạng các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ tháng 7 đến nay, ngành này đã giành lại ngôi vị á quân.

(Nguồn: Bộ Kế hoạch & Đầu tư).

Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 8 tháng tiếp tục tăng so với cùng kỳ (1,3%) và so với 7 tháng đầu năm (0,5 điểm %). Các giải pháp quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những tháng đầu năm đã mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp triển khai thực hiện giải ngân vốn đầu tư.

Tổng vốn đầu tư đăng ký tiếp tục duy trì mức tăng (tăng 8,2% so với cùng kỳ) và tăng mạnh hơn so với 7 tháng (tăng 3,7 điểm %).

Vốn đầu tư điều chỉnh tiếp tục có xu hướng cải thiện hơn theo từng tháng so với các tháng đầu năm. Số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng so với cùng kỳ, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.

Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,…) như Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, Bắc Giang, Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai,…

Các nhà đầu tư đến từ Châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn (Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 78,7% tổng vốn đầu tư của cả nước trong 7 tháng.

Thời gian gần đây, hoạt động M&A bất động sản của nhà đầu tư ngoại có dấu hiệu tăng nhiệt. Một thông tin đáng chú ý mới đây là gia tộc Cheng ở Hong Kong (Trung Quốc) vừa tiếp nhận quyền kiểm soát một khu nghỉ dưỡng casino ở Việt Nam từ chủ sở hữu trước đó là LET Group. Dự án được nhắc tới là Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An (Hoiana), tỉnh Quảng Nam. Đây là dự án casino lớn bậc nhất Việt Nam với tổng diện tích gần 986 ha, vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD.

Tập đoàn Gamuda Berhad (Malaysia) vừa qua cho biết đã thông qua công ty con Gamuda Land ký thoả thuận mua lại toàn bộ cổ phần của ba cá nhân trong CTCP Bất động sản Tâm Lực với giá trị hơn 7.200 tỷ đồng (gần 316 triệu USD). Tâm Lực hiện đang sở hữu một một dự án duy nhất thuộc khu đất rộng 3,68 ha tại TP Thủ Đức, TP HCM.

Keppel Corporation vừa qua cũng cho biết Keppel Land thông qua công ty con sở hữu 100% vốn là VN Prime Vietnam (VNPV) đang mua lại 65% cổ phần của một công ty sở hữu bất động sản bán lẻ tại Hà Nội. Khu bán lẻ này thuộc một dự án phức hợp đang trong quá trình xây dựng, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Theo ước tính của phía Keppel, thương vụ này có giá trị xấp xỉ 70 triệu USD (khoảng 1.230 tỷ đồng) và sẽ tùy chỉnh dựa vào đàm phán giữa hai bên.

Trước đó không lâu, nhóm Keppel công bố mua lại 49% vốn tại hai dự án ở TP thủ Đức, TP HCM gồm Emeria (6 ha) và Clarita (5,8 ha) thuộc sở hữu của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Mã: KDH).

Theo dự báo, thời gian tới, hoạt động M&A sẽ tiếp tục sôi động. Các thương vụ hoàn tất bước thăm dò, khảo sát trong quý II sẽ tiếp tục chuyển sang bước đàm phán, thương lượng trong quý III và rất có thể thị trường sẽ chứng kiến một vài thương vụ thành công đầu tiên trong quý cuối năm nay. 

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.