Bắt gọn đường dây làm bằng giả

Ngày 6/1, sau 2 ngày mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt 10 bị cáo trong đường dây làm chứng chỉ giả bán trên quy mô toàn quốc về tội “Làm giả con dấu, cơ quan, tổ chức”.
 
bat gon duong day lam bang gia Làm rõ vụ việc hai lãnh đạo huyện chưa tốt nghiệp cấp III
bat gon duong day lam bang gia Đắk Lắk: 50 giáo viên dạy thực hành lái xe bị thu hồi chứng chỉ vì dùng bằng giả
bat gon duong day lam bang gia
Các đối tượng tại phiên tòa.

Trước đó, Bùi Thị Mỹ Phương (SN 1990, ngụ tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã rao bán công khai các loại chứng chỉ. Ngày 23/2/2016, các trinh sát của Công an tỉnh Gia Lai đã bắt quả tang Phương và chồng là Đinh Thanh Lam (SN 1987, ngụ huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai) đang có hành vi mua bán chứng chỉ C giả môn Anh văn.

Tại cơ quan điều tra, Phương khai nhận, bản thân đã làm các loại chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và Anh văn trình độ A, B, C với giá 800.000 đồng/chứng chỉ.

Khi gặp người có nhu cầu, Phương nhận tiền, ảnh và thông tin rồi chuyển cho Lê Quang Lâm (SN 1988, quê Bắc Giang, tạm trú huyện Từ Liêm, TP Hà Nội). 10 ngày sau, chứng chỉ giả sẽ được gửi lại cho Phương theo đường bưu điện. Mỗi chứng chỉ, Phương kiếm được từ 300.000 đồng đến 350.000 đồng.

Tiếp tục điều tra, 3/2016 phòng An ninh điều tra Công an Gia Lai phối hợp với đơn vị nghiệp vụ của Bộ công an bắt Lâm và bạn gái Phạm Thị Hồng An (SN 1994, quê Thái Bình, tạm trú quận Cầu Giấy, TP Hà Nội).

Trong quá trình lấy lời khai, Lâm khai nhận đã mua 2 chứng chỉ giả với giá 700.000 đồng. Qua đó, thấy nhiều người có nhu cầu sử dụng bằng giả nên Lâm chuyển qua buôn bán chứng chỉ giả để kiếm lời.

Thông qua mạng Facebook, Lâm rao bán, nhận làm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ A, B, C và nghiệp vụ sư phạm cấp tốc với giá từ 450.000 đồng đến 500.000 đồng.

Qua quá trình điều tra, cơ quan CSĐT đã bắt được Hoàng Đức Huấn (SN 1986, ngụ huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) cùng các đồng phạm là Lê Quang Phát (SN 1991, ngụ quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), Trịnh Văn Chung (SN 1989, ngụ huyện Nghĩa Hưng, Nam Định), Trịnh Văn Nam (SN 1990, ngụ huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), Nguyễn Quốc Hương (SN 1976, ngụ TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) và Võ Nguyễn Xuân Đan (SN 1970, ngụ huyện Tân Châu, An Giang).

Đối tượng Huấn hiện đang là cán bộ Phòng Nội vụ UBND huyện Đan Phượng. Huấn khai, cuối năm 2014, Huấn đặt mua 14.000 phôi chứng chỉ giả với giá 130 triệu đồng, 4.400 tem 7 màu giả với giá 30.000 đồng/tem, 2 con dấu giả Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh và Đại học Sư phạm Hà Nội với giá 8 triệu đồng, máy in màu và phần mềm liên quan để thực hiện in chứng chỉ giả bán cho những người có nhu cầu.

Ngoài ra, Huấn còn lên mạng mua các chứng chỉ, các bằng cấp khác rồi bán lại phôi, tem cho Chung, Phát để kiếm lời.

Hiện, cơ quan Công an đã phát hiện ra 360 người mua chứng chỉ, văn bằng từ những bị can này, thu giữ 273 chứng chỉ anh văn, tin học, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ thư viện, kế toán trưởng, bằng cao đẳng nghề. Công an Gia Lai cũng đã có văn bản và danh sách gửi kèm, đề nghị cơ quan chức năng xử lí với các đối tượng.

Theo HĐXX, tỉnh Gia Lai có 25 người, trong đó có người từng là ứng cử viên đại biểu HĐND cấp phường ở TP Pleiku sử dụng chứng chỉ dạng này, danh sách đã được gửi sang Sở Nội vụ đề nghị xử lý.

Sau 2 xét xử, HĐXX đã tuyên phạt Huấn 2 năm 6 tháng tù giam; Chung, Phát, Lâm: 2 năm tù giam; Nam, Đan, An, Phương 18 tháng tù giam và Hương, Lam: 18 tháng tù, cho hưởng án treo.

chọn
Đấu giá đất ở Thanh Oai (Hà Nội): Chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền
Tiếp tục thông tin về tiến độ nộp tiền sau trúng đấu giá đất tại huyện Thanh Oai (Hà Nội), ngày 16/9, lãnh đạo huyện cho biết: Với 68 thửa đất trúng đấu giá, đến thời hạn cuối cùng phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định, chỉ có 12 trường hợp nộp đủ tiền; 56 thửa đất không nộp tiền hoặc không nộp đủ. Đáng chú ý, 12 trường hợp nộp tiền có giá trúng cao nhất là 55,167 triệu đồng/m2.