Bất ngờ những ông lớn Trung Quốc đứng sau Go-Viet

Đại diện Go-Viet xác nhận hãng gọi xe đã nhận hỗ trợ kĩ thuật và tài chính từ Go-Jek, một startup của Indonesia. Trong danh sách các nhà đầu tư lớn cho Go-Jek là những cái tên quen thuộc đến từ Trung Quốc như: Tencent Holdings hay JD.com.

Nền tảng kĩ thuật của Go-Viet đến từ đâu?

Theo trang công nghệ TechBike, Go-Viet là một ứng dụng gọi xe công nghệ, với các tính năng tương tự như Grab, Uber,… được phát triển bởi Công ty TNHH Thương mại Công nghệ Go-Viet, và chính là ứng dụng do starup khổng lồ của Indonesia đầu tư, phát triển.

Go-Jek là công ty cung cấp dịch vụ gọi xe trên nền tảng di động. Ứng dụng Go-Jek cung cấp rất nhiều dịch vụ như: xe 2 bánh và 4 bánh, dịch vụ mua sắm, dịch vụ dọn nhà, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ sửa xe…

GV%20APP

Đại diện Go-Việt xác nhận, hãng gọi xe đã nhận hỗ trợ kĩ thuật và tài chính từ Go-Jek, một startup của Indonesia. (Ảnh: Go-Viet).

Đồng thời, trong cuộc trả lời phỏng vấn hồi tháng 9/2018 với Zing.vn, đại diện Go-Viet cũng thừa nhận doanh nghiệp công nghệ này đang nhận hỗ trợ kĩ thuật và tài chính từ Go-Jek. Trong buổi lễ ra mắt Go-Viet nằm 018, hai bên cũng thống nhất Go-Jek sẽ hỗ trợ để Go-Viet có thể triển khai toàn bộ 17 dịch vụ mà Go-Jek đang cung ứng tại thị trường Indonesia.

Thậm chí, khi được hỏi về việc liệu rằng ứng dụng GoV-iet và Go-Jek có thể dùng chéo cho nhau ở các quốc gia hay không, đại diện Go-Viet khẳng định về kĩ thuật là hoàn toàn có thể và khả thi. Bằng mắt thường có thể dễ dàng thấy sự tương đồng trong thiết kế ứng dụng của Go-Viet và Go-jek, từ giao diện màn hình đăng nhập bên ngoài đến các tính năng bên trong.

Đáng chú ý, ứng dụng Go-Viet chỉ được Công ty TNHH Thương mại Công nghệ Go-Viet phát triển vỏn vẹn trong vòng 5 tháng, từ tháng 3/2018 thành lập công ty đến tháng 8/2018 ra mắt. 

5059_jek_ceo

Trong lễ ra mắt của Go-Viet, khi được hỏi liệu Go-Jek có lo lắng về việc Go-Viet sẽ tách rời khỏi Go-Jek hay không, ông Nadiem Makarim, cựu CEO của Go-Jek, cho rằng chuyện đó là rất khó xảy ra. (Ảnh: Reuters).

Các ông lớn Trung Quốc đứng đằng sau Go-Jek là ai?

Go-Jek là công ty kì lân đầu tiên của Indonesia, được thành lập từ năm 2010, và đạt con số 1 triệu tài xế vào tháng 5/2018.

Ứng dụng Go-Jek ra mắt vào tháng 1/2015, trong vòng chưa đầy hai năm đã ghi nhận gần 30 triệu lượt tải xuống. Hiện Go-Jek nằm trong top 10 thương hiệu mạnh nhất Indonesia, cùng với đó là top 3 doanh nghiệp giao nhận, vận chuyển mạnh nhất nước này.

Khởi đầu hành trình gọi vốn từ tháng 12/2014, tuy nhiên phải đến vòng gọi vốn D, tháng 8/2016, Go-Jek mới có thể huy động được tổng số tiền giá trị 550 triệu USD từ 10 nhà đầu tư.

4641_jek_4

Tencent đang là một trong 4 nhà đầu tư chính của Go-Jek. (Ảnh: SCMP).

Lần gọi vốn gần đây nhất là vào tháng 2/2018, Go-Jek huy động số tiền khổng lồ 1,5 tỉ USD từ 11 nhà đầu tư tại vòng gọi vốn E. Đáng chú ý, các nhà đầu tư là những cái tên quen thuộc đến từ Trung Quốc, như gã khổng lồ tìm kiếm Tencent Holdings, hay đối thủ của Alibaba: hãng thương mại điện tử đình đám JD.com.

Hiện Tencent là một trong 4 nhà đầu tư chính của Go-Jek.

Còn với Go-Viet, theo Cổng thông tin đăng kí quốc gia về doanh nghiệp, ông Nguyễn Vũ Đức hiện là CEO và là người đại diện pháp luật của hãng gọi xe này. Trao đổi trước báo giới, ông Đức khẳng định "100% nhân viên Go-Viet là người Việt Nam".

Dù nhấn mạnh yếu tố Việt trong công ty, nhưng nhìn vào cơ cấu sở hữu, cũng có thể thấy được ai mới thực sự là ông chủ của Go-Viet.

Theo đó, Go-Viet được thành lập với pháp nhân là Go-Jek và hai cá nhân là người Việt Nam, với vốn điều lệ khoảng 2 tỉ đồng. Doanh nghiệp này từ chối công khai tỉ lệ góp vốn, vì lí do bảo mật.

Tuy nhiên, trước khi Go-Viet được thành lập, ông lớn Go-Jek cũng đưa ra tuyên bố sẽ đầu tư 500 triệu USD vào các thị trường, bao gồm: Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.

Và cũng không phải ngẫu nhiên khi các phương tiện truyền thông lớn của khu vực đều đưa tin về việc Go-Jek triển khai dịch vụ ở Việt Nam, cũng như sự có mặt của Tổng thống Indonesia tại lễ ra mắt.

Trong lễ ra mắt của Go-Viet, khi được hỏi liệu Go-Jek có lo lắng về việc Go-Viet sẽ tách rời khỏi Go-Jek hay không, ông Nadiem Makarim, CEO của Go-Jek cho rằng chuyện đó là rất khó xảy ra.

Go-Viet chặn từ khoá Trường Sa, Hoàng Sa, ẩn 2 quần đảo của Việt Nam: Lập trình viên khẳng định "không thể có chuyện máy sai"

khong-go-duoc-chu-hoang-sa-tren-go-viet_yncl

Go Viet chặn từ khoá Hoàng Sa, Trường Sa trong phần nhắn tin tích hợp. (Ảnh: TechBike).

Trước vụ việc ứng dụng Go-Viet bị phát hiện chặn từ khoá Hoàng Sa, Trường Sa trong phần nhắn tin tích hợp, cũng như ẩn tên hai quần đảo này của Việt Nam trên bản đồ, đại diện Go-Viet giải thích rằng, đây là lỗi lập trình trong quá trình nâng cấp ứng dụng.

Tuy nhiên, việc GoViet đổ lỗi cho kĩ thuật, các lập trình viên hoàn toàn không đồng ý, bởi cho rằng máy không thể tự sai, và không thể sai chỉ với hai từ khoá trên, mà phải có sự tác động của con người.

Zing dẫn lời anh Nguyễn Thế Vinh - lập trình viên của một công ty công nghệ lớn tại quận 7, TP HCM, cho biết: "Làm gì có chuyện máy tự động sai, người tạo ra máy thì người sai thôi. Đây là tính năng lọc từ khóa. Và hai từ khóa Hoàng Sa, Trường Sa chắc chắn có trong bộ từ điển lọc, nên mới tự động ẩn đi khi nhắn".

Theo thử nghiệm, Go-Viet không chỉ chặn cụm từ Hoàng Sa, Trường Sa viết đúng chính tả, mà các cụm từ có liên quan như: Hoang Sa, HOÀNG SA, TRƯỜNG SA, Truong Sa,… cũng đều bị ẩn hiển thị.

Trong một tuyên bố vào đầu giờ chiều ngày hôm nay (22/11), Go-Viet cho biết các lỗi trên đã được xử lí và mong người dùng thông cảm.