Hơn 30 năm nay, ông Bình thường xuyên lau chùi chăm chút cho bộ phận nghi là lọc gió của máy bay tiêm kích F-105 mà không quân Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh. |
Ông Lê Ngọc Bình (SN 1947) trú tại thôn Hồng Lạc, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang lưu giữ bộ phận nghi là lọc gió của máy bay tiêm kích F-105, mà không quân Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược tại Việt Nam.
Được biết, ông Bình là một cán bộ hưu trí của Sở Lâm nghiệp Hà Tĩnh, đồng thời là một thương bệnh binh, từng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1965-1975 và đã được nhiều huân huy chương khánh chiến chống Mỹ cứu nước.
Bộ phân nghi của “thần sấm” F-105 còn lưu giữ tại Hà Tĩnh |
Ông Bình cho biết, vào năm 1982 ông làm nghề thu mua sắt vụn, và có thu mua lại vật này của một người dân tại Thạch Hà, biết là một bộ phận máy bay F-105 nên đã giữ lại để làm kỷ niệm cổ vật chiến tranh cho đến tận bây giờ.
Sau khi biết tin, ông đang giữ cổ vật thời chiến, nhiều vị khách thập phương đã tim đến hỏi mua, có người trả giá 3 triệu nhưng ông không bán.
Nói đến lịch sử của “thần sấm” F-105 ông Bình nhớ lại: “Trước đây tôi có nghe đồng đội kể lại, máy bay F-105 bị quân ta bắn rơi ở tọa độ 600, mục tiêu của chúng lúc đấy nhắm vào Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Sau khi bị bắn rơi, chiếc máy bay rơi xuống xã Thạch Minh huyện Thạch Hà, còn tên phi công lúc đấy nhảy dù rơi xuống xã Sơn Lộc huyện Can Lộc”.
Bộ phận nghi là lọc gió của máy bay tiêm kích F-105 mà ông Bình đang lưu giữ có hình dáng cối xay |
Phía đáy có hình tròn, được chia thành 4 cánh như cánh quạt, và mỗi cánh được đục 3 lỗ tròn với kích cỡ khách nhau. |
Bộ phận này được làm bằng thép trắng (loại thép chống gỉ) cao khoảng 70cm, nặng chừng 20kg, trên bề mặt có khắc các ký tự, và mã số được in là 3B 196, B 196, F-105. |
“Nếu có cán bộ bảo tàng hay các nhà nghiên cứu lịch sử cần đến bộ phận này vì mục đích chung thì tôi sẽ biếu lại chứ không bán cho cá nhân nào”, ông Bình nói.
Nguồn gốc của từ “Thần sấm” do các phi công F-4 Phantom đặt để miêu tả tiếng của F-105 Thunderchief khi rơi xuống đất. Ngoài ra, nó còn có các biệt danh khác như “Lead Sled”, “Ultra Hog”, “Squash Bomber” và “Drop Forged by Republic Aviation”. Máy bay tiêm kích F-105 được trang bị tên lửa và một khẩu pháo, thiết kế của nó được dành cho nhiệm vụ xâm nhập tốc độ cao ở tầm thấp.. Là kiểu máy bay chiến đấu một động cơ "huyền thoại" lớn nhất mà Không quân Hoa Kỳ từng có, chiếc máy bay F-105 một chỗ ngồi có thể mang một lượng bom lớn hơn chiếc máy bay ném bom chiến lược mười người bốn động cơ thời Thế Chiến II. |