Bầu cử tổng thống Pháp: Kỳ bỏ phiếu nhiều bất ngờ

Nước Pháp đang chuẩn bị chọn ra tổng thống mới để quyết định lộ trình tương lai của đất nước, với dự báo có những bất ngờ không kém chuyện Brexit ở Anh hay bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái.
bau cu tong thong phap ky bo phieu nhieu bat ngo
Một người đàn ông đứng trước tấm áp phích in hình 11 ứng viên chạy đua trong mùa bầu cử tổng thống Pháp năm nay. Ảnh: Reuters

Ngày 23/4, người dân Pháp sẽ đi bỏ phiếu vòng 1 cuộc bầu tổng thống mới của nền Cộng hòa thứ năm của nước Pháp. Cuộc bầu cử lần này có 11 ứng viên. Giả sử không có ứng viên nào giành được hơn 50% phiếu bầu trong vòng 1, hai ứng viên dẫn đầu sẽ trải qua vòng 2 vào ngày 7/5.

Tổng thống đương nhiệm Francois Hollande, thuộc đảng Xã hội, tuyên bố không chạy đua cho một nhiệm kỳ thứ hai. Như vậy, ông trở thành tổng thống Pháp đầu tiên không tái tranh cử trong lịch sử của nước này.

Những điều bất ngờ

Quyết định của Tổng thống Hollande không chạy đua nhiệm kỳ hai là điều chưa từng có. Trong khi đó, ứng cử viên được lựa chọn đại diện cho đảng Xã hội, Benoît Hamon, được xem là “người ngoài cuộc”.

Không chỉ vậy, các đối thủ bảo thủ của họ - thành viên đảng Cộng hòa - phải đấu tranh để giữ vị trí trong đường đùa bởi ứng viên François Fillon, cựu Thủ tướng Pháp, trở thành trung tâm cuộc điều tra tư pháp về "các ông việc giả mạo". Cụ thể, ông Fillon bị điều tra với tội danh "biển thủ công quỹ, lạm dụng tài sản xã hội, đồng lõa và che giấu tội, kinh doanh ảnh hưởng và vi phạm nghĩa vụ với Cơ quan tối cao về minh bạch trong đời sống công cộng".

Trong giai đoạn nước rút hiện nay, 4 ứng cử viên nổi lên qua tỷ lệ ủng hộ cao trong các cuộc thăm dò gồm ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron; Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) Marine Le Pen; cựu Thủ tướng François Fillon và nhà lãnh đạo của phong trào “Nước Pháp bất khuất” Jean-Luc Mélenchon.

Điều này có nghĩa là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, nước Pháp có thể được dẫn dắt bởi một tổng thống không tới từ hai đảng lớn - đảng trung tả (đảng Xã hội) và trung hữu (đảng Cộng hòa).

Ai có thể giành chiến thắng?

bau cu tong thong phap ky bo phieu nhieu bat ngo
Các ứng viên tiềm năng (từ trái qua) Francois Fillon, Benoît Hamon, Marine Le Pen, Emmanuel Macron and Jean-Luc Mélenchon. Ảnh: BBC

Theo các cuộc thăm dò, hai nhân vật tiềm năng nhất trong cuộc chạy đua vào Điện Elyseé năm nay là chủ tịch đảng FN, bà Marine Le Pen và ứng cử viên trung dung Emmanuel Macron, BBC cho hay.

Marine Le Pen, 48 tuổi, tiếp quản chức chủ tịch đảng FN từ cha vào năm 2011 và đã làm việc tích cực để "tẩy độc" cho đảng này khỏi những tư tưởng cực đoan trong quá khứ.

Trong khi đó, ông Emmanuel Macron, 39 tuổi, là bộ trưởng kinh tế dưới thời Tổng thống Hollande nhưng từ chức vào năm 2016 để tranh cử chức tổng thống. Ông này hiện là chủ tịch đảng Xung phong (En Marche).

Ứng viên được yêu thích ban đầu là François Fillon, nhưng hy vọng của ông bị dập tắt khi những cáo buộc cho thấy cựu Thủ tướng Pháp đã dùng tiền để trả lương cho vợ và các con những công việc “không có thật”. Ông hiện bị điều tra chính thức song cho rằng đây là một âm mưu chính trị. Fillon vẫn không dừng bước, thậm chí đội ngũ tranh cử của ông còn tự tin rằng họ sẽ lọt vòng 2 và giành chiến thắng.

Một bất ngờ khác trong bầu cử năm này là ứng viên Jean-Luc Mélenchon, 65 tuổi. Tính cách dí dỏm của ông đã thu hút được nhiều người ủng hộ mới.

Mélenchon là cựu bộ trưởng Đảng Xã hội, nhưng rời đảng này vào năm 2008 và hiện lãnh đạo phong trào Nước Pháp bất khuất (La France Insoumise). Ông từng sử dụng kỹ thuật hình nổi ba chiều hologramme trong chiến dịch tranh cử để nói chuyện với cử tri.

Cử tri Pháp quan tâm nhất điều gì?

bau cu tong thong phap ky bo phieu nhieu bat ngo
Ứng viên tiềm năng trong cuộc bầu cử năm nay Marine Le Pen. Ảnh: AP

Một trong những vấn đề mà cử tri Pháp quan tâm nhất hiện nay là tỷ lệ thất nghiệp của nước này luôn trên mức 10%, cứ 4 người thì một người dưới 25 tuổi thất nghiệp.

Nền kinh tế Pháp đã phục hồi chậm chạp sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và tất cả các ứng cử viên hàng đầu đều cho rằng nước Pháp cần thay đổi mạnh mẽ.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính sẽ rất khó để tỷ lệ thất nghiệp ở Pháp giảm xuống dưới 8,5%, và nhấn mạnh "sự bảo thủ ăn sâu vào gốc rễ".

Vấn đề an ninh và nhập cư cũng được đề cập nhiều trong kế hoạch tranh cử của các ứng viên tổng thống. Kể từ tháng 1/2015, hơn 230 người thiệt mạng do các vụ tấn công khủng bố ở Pháp và hiện nước này vẫn đang được đặt trong tình trạng khẩn cấp. Các quan chức lo ngại hàng trăm người Pháp theo đạo Hồi tới Syria và Iraq rồi sau đó trở lại quê hương để thực hiện các vụ tấn công tàn bạo.

Trong chiến dịch tranh cử, ứng viên Marine Le Pen thề sẽ dừng mọi cuộc di dân hợp pháp và ưu tiên cung cấp việc làm, phúc lợi, nhà ở cho người Pháp. Năm ngoái, khi Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU) và bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc với chiến thắng bất ngờ của tỷ phú Donald Trump, nhiều người nghĩ rằng bà Le Pen, một người theo chủ nghĩa dân túy, sẽ chiếm ưu thế. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay khi xã hội Anh phân hóa sau Brexit và việc ông Trump chưa hoàn toàn thuyết phục được các cử tri trong các chính sách hậu bầu cử đã khiến nhiều người Pháp lăn tăn khi quyết định bỏ phiếu cho ứng viên nào.

Chỉ còn vài ngày nữa, vòng bỏ phiếu đầu tiên sẽ diễn ra, khoảng 30% cử tri Pháp vẫn chưa quyết được sẽ chọn ứng viên nào. Do vậy, có thể nói, mùa bầu cử năm nay dự kiến còn nhiều bất ngờ đang chờ đợi phía trước.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.