Một mình băng qua rừng đầy gấu và sói để cứu bà, bé gái 4 tuổi khiến dân mạng chết lặng | |
Cư dân mạng bức xúc, lên án những tội phạm ấu dâm |
Vài tháng trước, người dùng mạng tại Việt Nam "sục sôi" trước thông tin Minh Béo bị bắt vì lạm dụng tình dục trẻ em khi lưu diễn tại Mỹ. Sau đó, một người mẹ ở Vũng Tàu tố cáo một cán bộ về hưu tấn công tình dục con gái mình.
Đầu năm 2017, mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một nhân viên ngân hàng xâm hại một bé gái 8 tuổi ở Hà Nôi. Cách đây vài ngày, phụ huynh một học sinh lớp 1 trường Tiểu học Lương Thế Vinh (phường Bình Thọ, quận Thủ Đức) phản ánh con mình bị xâm hại tình dục tại trường.
Mẹ cháu bé ở Vũng Tàu trình bày việc con mình bị xâm hại tình dục. Ảnh: Vietnamnet. |
Công khai thông tin cá nhân người bị tình nghi
Liên tiếp các vụ việc gia đình tố cáo con em mình bị lạm dụng tình dục khiến nhiều người bức xúc. Mọi thông tin của nghi phạm nhanh chóng được tìm kiếm và công khai trên mạng xã hội.
Tại một diễn đàn nổi tiếng dành cho giới trẻ, thông tin cá nhân của từng nghi phạm trong các vụ ấu dâm xảy ra gần đây được đăng tải, nhận về 15.000 lượt like, 3.000 lượt chia sẻ cùng gần 2.000 bình luận chỉ sau 2 giờ xuất hiện.
Nhiều quan điểm bày tỏ thái độ kiên quyết với hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Phần lớn người dùng mạng ủng hộ việc công khai danh tính "yêu râu xanh" và yêu cầu sự trừng trị từ phía cơ quan pháp luật đối với nghi phạm này.
Những lời kêu gọi tìm kiếm thông tin thủ phạm được chia sẻ. |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có luồng ý kiến cho rằng đăng tải những bức ảnh khi chưa có kết luận điều tra của cơ quan công an là ảnh hưởng tới danh dự cá nhân của một con người.
Không thể hồn nhiên chia sẻ nguồn tin chưa kiểm chứng
Trên trang cá nhân của mình, nhà báo Lê Hồng Lâm chia sẻ bài viết mang tên “Bạn phải phản ứng thế nào nếu bị buộc tội ấu dâm, trong khi bạn vô tội?”.
"Chúng ta không thể hồn nhiên đưa một con người, khi chưa được pháp luật kết tội hoặc chưa có đủ bằng chứng kết tội, đang trong vùng nghi ngờ lên mạng xã hội và ném đá họ", anh thẳng thắn.
Anh tâm sự cảm thấy "rùng mình" khi thấy chân dung của các nghi phạm bị đăng tải cận mặt lên Internet, cùng gia thế, địa chỉ, số điện thoại, nơi làm việc, hình ảnh vợ con...
Không im lặng trước những điều tồi tệ, vô nhân đạo liên quan đến những đứa trẻ ngây thơ chưa có đủ nhận thức để tự bảo vệ cho mình, nhà báo Lê Hồng Lâm khẳng định.
Nhưng anh cũng cho rằng cộng đồng mạng cũng nên suy nghĩ, đặt ra phản biện trước thông tin nhận được, không thể cứ hồn nhiên ấn "share" khi nguồn tin chưa được kiếm chứng.
Tuy nhiên không ít người cho rằng việc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng nguy hiểm không kém nạn ấu dâm. |
"Không thể cứ hồn nhiên ném đá, đấu tố, lục tung cả facebook cá nhân, truy tìm nguồn gốc gia đình của người đang bị tình nghi hay chỉ là qua lời khai của gia đình nạn nhân lên mạng khi họ chưa bị kết tội", Lê Hồng Lâm kết luận.Tuy nhiên không ít người cho rằng việc chia sẻ những thông tin chưa được kiểm chứng nguy hiểm không kém nạn ấu dâm.
Sự việc tương tự cũng từng xảy ra trước đây: một cô sinh viên từng bị nhầm là tú bà cầm đầu đường dây gái mại dâm do trùng tên, hay một thiếu nữ bị nhầm là kẻ "thứ 3" phá hoại gia đình người khác vì gương mặt có nhiều nét tương đồng.
Bài viết của nhà báo Lê Hồng Lâm nhận được nhiều ủng hộ. |
Bày tỏ quan điểm với Zing.vn, Trần Tuấn Hoài, tiến sĩ nghiên cứu xã hội học Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ), nhấn mạnh sự lo lắng, bất an và tức giận trước tội phạm bệnh hoạn là điều hoàn toàn bình thường. Sự nóng lòng, sốt ruột muốn công lý được thực thi là tâm lý chung của tất cả mọi người.
"Nhưng việc quy kết, chụp mũ những "sự thật" bằng cách nghe từ người này, người kia, đọc từ chỗ này, chỗ kia là hoàn toàn sai. Sự thật không có chỗ cho những suy đoán hồ đồ", anh Hoài phân tích.
"Không dám share vì không thấy bằng chứng cụ thể" là sự lựa chọn của nhiều người. |
Mọi việc cần giải quyết theo phép luật, và mọi công dân chỉ thực sự chịu tội khi bản án từ khóa tòa án có hiệu lực. |
Anh Trần Tuấn Hoài chỉ ra rằng sự phấn khích, nóng vội của đám đông rất có thể mang lại hậu quả đau lòng cho cho chính những nạn nhân, hoặc nghi phạm bị oan sai.
"Tôi không nói bạn đừng làm gì cả mà hãy hành động sáng suốt. Việc bức xúc với hành vi tội ác là đúng, nhưng chia sẻ thông tin tràn lan khi chưa có chứng thực từ phía cơ quan chức năng sẽ gây ảnh hưởng đến nạn nhân, nghi phạm, đôi khi còn cản trở quá trình điều tra", tiến sĩ xã hội học kết luận.