Vụ clip người phụ nữ nói 'nữ sinh giao gà bị sát hại là quả báo kiếp trước': Bảo vệ danh dự người đã chết như thế nào?

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên. Trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết...

Liên quan đến vụ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (Điện Biên) bị sát hại khi đang đi giao gà vào chiều 30 Tết, mới đây trên mạng xã hội xuất hiện đoạn video giải thích về vụ nữ sinh ở Điện Biên bị sát hại của bà Phạm Thị Y. đã có những lời giải thích mang tính xúc phạm tới gia đình và vong linh người đã khuất. Ngay lập tức đoạn video này thu hút được rất nhiều sự phẫn nộ từ gia đình và cư dân mạng.

Trong đoạn video đăng tải có đoạn bà Phạm Thị Y. nói: "Nguyên nhân chính không phải là nguyên nhân đi ship hàng (gà) khiến bị hiếp như vậy, mà nguyên nhân chính là do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp và duyên trong hiện tại bạn ấy lại sát sinh".

"Hai cái này cộng vào nhau khiến cho bạn ấy bị như vậy. Ai làm gì cũng phải là do quả báo của chính mình. Bạn ấy bị người khác xâm hại về thân thể, hãm hiếp, giết chết, Y. sẽ đưa ra cho quý đạo hữu để chúng ta tư duy. Bạn ấy trong tiền kiếp phải có hai loại tội: Tội thứ nhất là sát mạng chúng sinh dã man; tội thứ hai là về mặt thân thể, trinh tiết của người khác bạn ấy xâm phạm, cho nên bạn mới bị quả báo như vậy", bà Y. nói trong clip.

Dưới góc nhìn pháp lý, trong trường hợp này việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân đã chết được thực hiện như thế nào?

Vụ clip người phụ nữ nói nữ sinh giao gà bị sát hại là quả báo kiếp trước: Bảo vệ danh dự người đã chết như thế nào? - Ảnh 1.

Bà Y. với lời giải thích về cái chết của nữ sinh ship gà gây xôn xao.

Theo Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

- Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

- Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

- Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

- Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

- Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Trong trường họp trên, nếu người mẹ nhận thấy con đang bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín bạn có thể yêu cầu người đó gỡ bỏ thông tin đã đăng tải, xin lỗi và cải chính công khai, nếu người đó không thực hiện thì có thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền (cơ quan công an; tòa án..) để giải quyết.

Hành vi xúc phạm, lăng mạ người khác bị xử lý thế nào?

Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội làm nhục người khác như sau:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

- Phạm tội 2 lần trở lên.

- Đối với 2 người trở lên.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

- Đối với người đang thi hành công vụ.

- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể thực hiện bằng lời nói hoặc bằng hành động. Thông thường lời nói được sử dụng là lời nói có tính chất miệt thị, sỉ nhục, lăng mạ; hành động được sử dụng có tính chất bỉ ổi, sỉ nhục người khác.

Nếu hành vi này chưa nghiêm trọng đến mức xử lý hình sự, bạn có thể trình báo sự việc với cơ quan công an và người này sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.

Chùa Ba Vàng "gọi vong" thu hàng trăm tỉ, Ban Tôn giáo Chính phủ lên tiếngChùa Ba Vàng 'gọi vong' thu hàng trăm tỉ, Ban Tôn giáo Chính phủ lên tiếng Vụ chùa Ba Vàng lợi dụng vong: Gia đình nữ sinh bị sát hại khi đi giao gà ở Điện Biên sẽ mời công an vào cuộcVụ chùa Ba Vàng lợi dụng vong: Gia đình nữ sinh bị sát hại khi đi giao gà ở Điện Biên sẽ mời công an vào cuộc Những điều đặc biệt ở chùa Ba VàngNhững điều đặc biệt ở chùa Ba Vàng
chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.