Suýt mất mạng vì những kiểu chữa bệnh quái đản | |
Xót xa bé trai hai tuổi đã nằm viện hơn 10 tháng suýt mất mạng vì viêm phổi |
Bé T. suýt mất mạng khi bó thuốc trôi nổi trị bong gân. Ảnh BVCC |
Bệnh nhân tên Đ.Q.T. (9 tuổi, ngụ tại TP HCM) bị chấn thương cổ chân phải khi tập võ, sau hai tuần vẫn không hết đau. Vì chủ quan, người nhà chỉ đưa em đi bó thuốc dân gian. Hai ngày sau khi bó thuốc, chân phải của em T. sưng to, phù nề, bầm tím, đau nhức, cử động khó khăn. Lúc này người nhà mới hốt hoảng đưa em đến Trạm Cấp Cứu 115 Bệnh viện Xuyên Á.
Kết quả X-Quang cho thấy em bị viêm toàn bộ xương chày phải, xét nghiệm máu có nguy cơ nhiễm trùng huyết rất cao. Tình trạng này nếu không được đưa đến bệnh viện điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết và tử vong.
Tình trạng của em T. buộc phải phẫu thuật thoát mủ khoang xương. Bệnh nhân được gây mê nội khí quản kiểm soát đường thở. Các bác sĩ tiến hành rạch da trên xương chày nơi tụ mủ nhiều, cắt lọc, nạo viêm, tháo mủ, dẫn lưu liên tục để thoát mủ và giảm áp lực trong tủy xương.
Sau phẫu thuật sức khỏe bệnh nhi dần ổn định nên đã đuọc cho xuất viện về nhà.
Hình chụp X-Quang cẳng chân phải của bệnh nhân trước khi phẫu thuật. Ảnh BVCC |
BS.CKII Phan Văn Tiếp (nguyên trưởng khoa CTCH Nhi - Bệnh viện CTCH TP HCM) cho biết, bong gân là chấn thương thường gặp khi chạy nhảy, chơi đùa bị té ngã hay trượt chân, chơi thể thao… Nhưng khi điều trị sai cách có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí để lại những biến chứng nặng nề.
Khi người lớn hay trẻ nhỏ khi bị bong gân nên đi khám ngay tại các cơ sở uy tín có chuyên khoa về cơ xương khớp. Điều trị bong gân đa số là bảo tồn trên nguyên tắc nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép, bất động, kê cao chân hơn đầu 10 cm, một số ít trường hợp phải phẫu thuật. Nếu điều trị không đúng cách khớp sẽ thoái hóa sớm, ảnh hưởng đến vận động sau này. Thậm chí có nguy cơ nhiễm trùng có thể nguy hiểm đến tính mạng, bác sĩ Tiếp khuyến cáo.