Bệnh cảm cúm ở trẻ em và cách phòng tránh khi thời tiết giao mùa

Thời tiết thay đổi, trở lạnh đột ngột khiến bệnh cảm cúm bùng phát, trẻ em chính là những đối tượng dễ bị căn bệnh này tấn công. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng, kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi…
benh cam cum o tre em va cach phong tranh khi thoi tiet giao mua Hà Nội : 328.000 trẻ em được quản lý qua phần mềm tiêm chủng quốc gia

Đây là thông tin được ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đưa ra tại buổi làm việc ...

Mỗi khi con bị cảm cúm, hầu hết các bậc cha mẹ đều cảm thấy vô cùng lo lắng vì sợ bệnh dai dẳng, khiến trẻ mệt mỏi, xuống cân, chậm phát triển. Nhiều mẹ kêu con bị sổ mũi, nghẹt mũi hay ho hắng cả tháng trời, đủ mọi biện pháp vẫn ko khỏi không biết phải làm sao?

benh cam cum o tre em va cach phong tranh khi thoi tiet giao mua
Trẻ bị cảm cúm cần điều trị phù hợp với từng giai đoạn của bệnh (Ảnh minh họa)
Để trả lời câu hỏi này, các mẹ cần hiểu bệnh cảm cúm sẽ trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Khi trẻ chớm bị cảm cúm

- Biểu hiện điển hình thường gặp nhất ban đầu là hắt hơi, thở khụt khịt, sổ mũi, nước mũi trong, có thể kèm sốt nhẹ (nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ C khi đo ở nách), đôi lúc có thể hung hắng ho nhẹ. Bé vẫn ăn và chơi bình thường.

- Phương pháp điều trị tốt nhất cho bé là dùng các thuốc giảm các triệu chứng trên, bé sẽ đỡ nhanh chóng nếu được tác động đúng cách trong giai đoạn này.

- Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt nếu bé bị sốt. Bé sổ mũi thì cần dùng thuốc chống tiết dịch và vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý để chống nhiễm khuẩn.

Giai đoạn 2: Biểu hiện nặng hơn

- Sau một vài ngày nếu không được tác động đúng cách, bé có thể có những biểu hiện nặng hơn.

- Sổ mũi, nghẹt mũi nhiều hơn, nước mũi đặc, màu xanh vàng và có mùi tanh. Bé ho nhiều hơn, có thể sốt cao trên 38,5 độ C đo ở nách. Người mệt mỏi hơn, kém ăn hơn.

Sở dĩ bé có những biểu hiện này thường là do đã bị bội nhiễm thêm vi khuẩn. Nếu bé đã bội nhiễm vi khuẩn thì ngoài các thuốc giảm ho, giảm sổ mũi, hạ sốt để điều trị các triệu chứng, bé cần được dùng thêm kháng sinh.

Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không nên tự dùng kháng sinh cho con vì nếu sử dụng không đúng cách, thuốc không những không phát huy được hiệu quả mà còn gây nhờn thuốc và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé. Để sử dụng kháng sinh hợp lý mẹ cần đưa bé đi khám, sau khi bác sỹ kiểm tra kỹ tình hình sẽ kê cho bé loại thuốc phù hợp nhất.

Giai đoạn 3: Bệnh có xu hướng lan xuống đường hô hấp dưới hoặc lây sang viêm tai

- Nếu lan xuống đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm phổi: bé sổ mũi nhiều, ho nhiều hơn, có đờm, tiếng ho nặng, thở khò khè ở lồng ngực, có thể kèm theo sốt cao. Nước mũi và đờm thường có màu xanh vàng, thậm chí vàng nâu. Ở thể nặng, bé khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, người mệt mỏi, co rút lồng ngực, quấy khóc, bỏ ăn.

- Nếu lan sang viêm tai: bên cạnh các biểu hiện của viêm đường hô hấp vẫn còn, bé có biểu hiện đau tai, trẻ nhỏ hay đưa tay lên tai, quấy khóc, tai chảy nước, mủ có mùi hôi, sốt cao.

- Nếu bé có những biểu hiện này, mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt, bé cần được điều trị và theo dõi để tránh những biến chứng nguy hiểm.

benh cam cum o tre em va cach phong tranh khi thoi tiet giao mua Hà Nội ra quân truy tìm rượu giả chứa methanol

Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm cùng Sở Công thương, UBND các quận, huyện, thị xã sẽ cùng ra quân kiểm tra, truy xuất nguồn ...

benh cam cum o tre em va cach phong tranh khi thoi tiet giao mua Hạt hồng xiêm nằm trong phổi bệnh nhân suốt một năm

Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai vừa xử lý thành công hai ca dị vật phế quản khá hy hữu: một dị vật ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.