Cảnh giác với bệnh cúm khi thời tiết chuyển lạnh

Khi thời tiết chuyển mùa khô, lạnh là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển, lây lan. Nếu không phòng và điều trị cúm đúng, kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng về tim mạch, hô hấp, viêm phổi…
canh giac voi benh cum khi thoi tiet chuyen lanh Thực phẩm và đồ uống giúp tăng cường hệ miễn dịch với cảm cúm trong mùa lạnh
canh giac voi benh cum khi thoi tiet chuyen lanh Ăn gì để phòng bệnh cảm cúm lúc giao mùa?
canh giac voi benh cum khi thoi tiet chuyen lanh Bệnh cảm cúm ở trẻ em và cách phòng tránh khi thời tiết giao mùa

Bệnh cúm gây ra do virus cảm cúm. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh, giao mùa khi mật độ cúm tăng cao trong không khí kèm với khả năng đề kháng kém. Vào mùa lạnh, virus sống lâu hơn trong môi trường, vì vậy khả năng lây lan cao hơn. Việt Nam nằm trong vùng xích đạo, với 2 mùa mưa nắng đặc trưng thì khi thời tiết trở lạnh với những cơn mưa rào, nhiệt độ luôn thay đổi đột ngột trong ngày – đó chính là điều kiện tốt nhất để virus cúm phát triển và lây lan nhanh chóng.

Những đối tượng dễ mắc cảm cúm là người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai. Những người có sức miễn dịch kém cũng rất dễ bị cảm cúm.

canh giac voi benh cum khi thoi tiet chuyen lanh
(Ảnh: Thanh niên)

Theo thống kê của tổ chức y tế, một người có thể mắc 4-6 lần bệnh cúm/năm. Đây là bệnh lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng qua không khí. Tần suất mắc bệnh ở người lớn là 15 – 20%, trong khi tỉ lệ này ở trẻ em là 20 – 42%.

Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, ho dai dẳng trong một vài ngày nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên không đến cơ sở y tế khám. Chính vì sự chủ quan không điều trị hoặc điều trị quá muộn, đã khiến cho bệnh cảm cúm chuyển nặng, gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp. Bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm đối với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch…

Biến chứng phổ biến nhất của bệnh cảm cúm là hệ hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng: viêm phổi tiên phát và thứ phát trong đó viêm phổi tiên phát là nặng nhất: nhiệt độ không giảm vào ngày 3-5 mà tiếp diễn, kèm khó thở, thở gấp, tím tái, khạc đờm có khi lẫn máu nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp, suy tuần hoàn rồi tử vong nếu không điều trị.

canh giac voi benh cum khi thoi tiet chuyen lanh
Bệnh cúm khi không được điều trị hoặc điều trị muộn sẽ là khởi nguồn cho các bệnh: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm nhiễm đường tiết niệu…(Ảnh: Y dược Việt Nam)

Có một thực tế rất đáng lo ngại, nhiều người khi bị cúm thường nghĩ đơn giản là ra nhà thuốc để hỏi xem nên dùng thuốc gì. PGS.TS. Phan Thu Phương - Phó Giám đốc trung tâm hô hấp Bạch Mai cho biết: "Khi bị cúm, ra hiệu thuốc mua người bệnh sẽ nhanh chóng có đươc thuốc điều trị các triệu chứng cảm, và giúp giảm nhanh những khó chịu và bất tiện do cảm gây ra. Tuy nhiên, bệnh cảm cúm có thể trở nặng, khi thấy dấu hiệu bất thường người bệnh nên thăm khám bác sĩ để có sự tư vấn và điều trphù hợp. Vì bệnh cúm là bệnh có diễn biến lành tính, song triệu chứng bệnh lại vô cùng khó chịu như cơ thể mệt mỏi, đau đầu, hắt hơi sổ mũi".

Mỗi năm, con người mất rất nhiều thời gian và tiền bạc cho những cơn cảm cúm vặt: ước tính thế giới mất 1,5 triệu ngày làm việc và tiêu tốn khoảng 85 triệu USD hàng năm.

Vì vậy, điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải nâng cao sức đề kháng cho cơ thể để chống chọi với các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài, giảm thiểu hậu quả mà bệnh cúm đem lại.

Bác sĩ Nguyễn Viết Hậu, Phó Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: "Để chủ động phòng ngừa cảm cúm, người dân nên tăng cường tập thể dục, ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, trái cây giúp tăng cường sức đề kháng hỗ trợ vượt qua các đợt cảm, cúm thật nhẹ nhàng".

Ngoài ra, để phòng tránh bệnh cảm cúm, mọi người nên thực hiện những điều sau:

- Uống nhiều nước là một trong những cách giúp cơ thể phòng chống bệnh cảm cúm.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn giúp ngăn ngừa các virus mới xâm nhập vào cơ thể. Bạn cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, kể cả khi không bị bệnh.

- Vệ sinh ở các vị trí ít được chú ý nhưng có khả năng lây bệnh như nắm tay cửa ra vào, cửa toilet, điện thoại bàn, bàn phím…vì dịch tiết dính vào các vật dụng này cũng chứa virus.

- Súc miệng bằng nước muối hằng ngày nhằm ngăn chặn viêm họng cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng phát sinh.

- Trong đơn vị, cơ quan nếu có người bị cảm hay cúm nên cho nghỉ ngơi tại nhà để tránh lây lan vì hai bệnh này lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, dịch tiết từ mũi họng…

- Khi bệnh có diễn biến bất thường cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến trứng nguy hiểm có thể xảy ra.

canh giac voi benh cum khi thoi tiet chuyen lanh
chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.