Theo Bác sĩ Ann Falsey, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y khoa Đại học Rochester, các kháng thể sẽ lên đến đỉnh điểm sau 4 đến 6 tuần sau khi tiêm vắc xin phòng cúm và sẽ từ từ giảm xuống trong 6 tháng tiếp theo.
Do đó, BS Ann khuyên mọi người nên tiêm phòng cúm vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 để được bảo vệ khỏi những tháng cúm mùa đông.
Các chuyên gia sẽ theo dõi các sự lưu hành của dịch cúm ở Nam bán cầu để dự đoán sự lưu hành ở bán cầu Bắc như thế nào. Sau đó, các nhà sản xuất vắc xin sẽ bắt đầu tiến hành sản xuất trước vài tháng của đại dịch.
“Họ phải ước tính sao cho phù hợp và chọn loại họ nghĩ sẽ có thể lưu hành. Hầu hết thời gian họ xác định được chính xác, tuy nhiên đôi khi cũng có những trường hợp rủi ro bởi bệnh cúm có thể bị đột biến”, BS Ann nói.
Trên thực tế, theo thông báo tổ chức Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong tháng 8/2018, vắc xin phòng cúm năm ngoái bị giảm hiệu quả xuống còn khoảng 36% và không còn phù hợp với mùa cúm năm nay. Và vắc xin của mùa này đã được cập nhật để phù hợp hơn với loại vi rút đang lưu hành.
Vắc xin bảo vệ 50 - 60% là đã rất tốt rồi!
“Mọi người đều muốn vắc xin có thể ngăn ngừa truyền nhiễm hoàn toàn 100%, nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Nói chung, nếu vắc xin đạt hiệu quả 50 - 60% là đã rất tốt rồi”, BS, Falsey cho biết.
Không chỉ ngăn chặn một số chủng cúm, nó còn làm giảm các biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm cả nhập viện và tử vong.
Vắc xin dạng xịt chỉ phù hợp với 1 số cá nhân
Theo CDC, vắc xin cúm dạng xịt mũi chỉ phù hợp với một số cá nhân và thậm chí loại vắc xin này cũng mất khả năng bảo vệ sau khoảng 1-2 năm nếu lạm dụng thuốc.
Ưu tiên tiêm chủng tại trường học
Chỉ cần 1 đứa trẻ mắc bệnh là hàng chục hay hàng trăm người khác mắc bệnh theo. Do đó, vắc xin phòng cúm luôn được khuyến khích tiêm trong trường học.
CDC khuyến cáo rằng tất cả các đối tượng, từ 6 tháng tuổi trở lên nếu không bị dị ứng với vắc xin phòng cúm thì nên đi tiêm ngừa. Điều này đặc biệt quan trọng ở những người lớn tuổi, những người có xu hướng bị biến chứng ngày càng nặng hơn khi nhiễm cúm, cũng như ở những người mắc bệnh mãn tính hay đang mang thai.
XEM THÊM
Những nhận định sai về vắc-xin
Từ năm 1997 người ta bắt đầu băn khoăn về vắc-xin gây ra dị ứng. Một nghiên cứu trên 2.100 trẻ em ở độ tuổi ... |
Cúm thường cũng gây chết người
Trước 3 ca tử vong vì cúm mùa A/H1N1 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Y tế cảnh báo cúm mùa đa phần là lành ... |
7 vắc xin quan trọng trẻ vị thành niên nên tiêm
Trẻ tuổi teen nên tiêm đủ hoặc tiêm nhắc lại vắc-xin phòng viêm gan B, bạch hầu - ho gà - uốn ván, sởi - ... |
9 bệnh nguy hiểm sẽ có vắc xin trong thập kỷ tới
Một trong những biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm vi rút là vắc xin. Vắc xin giúp hệ miễn dịch chuẩn bị sẵn ... |
Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động tiêm vắc xin phòng cúm
Trước xu hướng gia tăng của các ca mắc cúm và vẫn có dấu tăng bởi miền Bắc cuối đông, đầu xuân là thời điểm ... |
5 điều cần biết về mùa cúm năm nay
Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về mùa cúm năm nay và bạn có thể làm gì để ứng phó với tình trạng ... |
Dịch cúm A đang lan tràn, có nên tiêm vắc xin cúm cho con?
Các mẹ có con nhỏ đang vô cùng lo lắng trước dịch cúm A đang lan tràn nhanh chóng. Một câu hỏi đặt ra là ... |
Nhiều loại bệnh dù trẻ em đã tiêm phòng vắc xin nhưng vẫn mắc
Đó là thông tin được Cục y tế Dự phòng ( Bộ Y tế) cho biết tại Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác ... |