Bệnh viện Bạch Mai: Hướng dẫn sơ cứu vết thương do bị cắt mạch máu tại cộng đồng

Sau những cái chết thương tâm do tôn cứa vào cổ và bệnh nhân không được sơ cứu đúng cách, Bệnh Viện Bạch Mai tổ chức buổi hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu tại cộng đồng vào chiều ngày 26/9.

Thực hiện buổi hướng dẫn, TS Dương Đức Hùng, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện (BV) Bạch Mai người được đánh giá là có bàn tay vàng mổ tim, có trên 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim và xử trí hàng chục nghìn ca cấp cứu liên quan đến mạch máu trực tiếp hướng dẫn trên người thật và bằng những dụng cụ, vật liệu có thể gặp trên đường như cành cây, que tre, bút bi... khi không có dụng cụ y tế chuyên dụng.

Và cũng theo lý giải của TS Hùng, thường những tai nạn hay xảy ra trên đường, trong nhà chứ không phải trong bệnh viện. Khi thấy máu chảy bệnh nhân thường cuống, việc cầm máu không được xử lý dẫn đến việc sốc mất máu ban đầu.

bach mai huong dan so cuu vet thuong do bi cat mach mau tai cong dong
TS Dương Đức Hùng, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện (BV) Bạch Mai chia sẻ tại buổi hướng dẫn sơ cứu.

Theo TS Hùng, tốc độ chảy máu của các động mạch rất nhanh, chỉ cần 1-2 phút là bệnh nhân có thể bị cạn máu hoặc sốc mất máu gây tử vong. “Nếu đưa bệnh nhân đến bệnh viện, dù nhanh cũng phải mất 10 phút, khi đó mọi sự cấp cứu đều đã muộn. Vì vậy, những người có mặt tại hiện trường tai nạn cần làm mọi cách để cầm máu cho bệnh nhân”,TS Hùng khẳng định.

Theo TS Hùng vậy việc sơ cứu ban đầu là “cướp” thời gian để cứu người. Chỉ một vài phút sơ cứu nhưng có thể cứu được tính mạng của 1 con người.

TS Hùng hướng dẫn, Khi gặp người bị tai nạn, như trường hợp bị đứt mạch máu người dân có thể dùng bất cứ mảnh vài nào như áo, khăn… để áp vào vết thương, buộc chặt phía trên vết thương và quan sát xem máu có chảy hay không. Nếu máu vẫn chảy có nghĩa là sự sơ cứu không thành công. Chú ý không buộc phía dưới vết thương vì không cầm được máu.

bach mai huong dan so cuu vet thuong do bi cat mach mau tai cong dong
Nhiều trường hợp sơ cứu, có thể sử dụng ngay tay nạn nhân làm điểm cố định băng bó vết thương.

Riêng hai mạch cảnh ở cổ thì việc băng gạc phải rất cẩn thận vì có thể làm bệnh nhân ngạt thở trước khi sốc mất máu. Khi đó, người dân nên đặt 1 que ở phía đối diện vết thương và băng chặt, điều này có thể tạo khe hở để bệnh nhân không ngạt thở.

Cũng có thể dùng ngay bàn tay của bệnh nhân đặt trên vết thương và băng. Sau đó cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu lại đúng cách, tiệt trùng hơn, không nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế quá xa, gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.

bach mai huong dan so cuu vet thuong do bi cat mach mau tai cong dong
TS Hùng hướng dẫn cách băng bó dùng 1 chân lành để làm điểm cố định băng bó cho chân bị thương.

Theo TS Hùng, có 2 tổn thương gây tử vong rất nhanh là tổn thương mạch máu lớn và ngạt thở. Khi có trẻ bị ngạt thở, người nhà cũng nên dốc ngược bệnh nhân và đập vào lưng, sau đó đưa đến cơ sở gần nhẩt. “Các kỹ năng cấp cứu khá đơn giản, tuy nhiên người dân phải được hướng dẫn để làm đúng cách, nếu không có thể chữa “lợn lành thành lợn què”. Điều quan trọng nhất là cầm máu vết thương”, TS Hùng cho biết thêm.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.