Theo Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP HCM) đề xuất này của Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM hoàn toàn phù hợp với các văn bản pháp lý hiện hành.
Ông Trạch viện dẫn quy định tại khoản 1 điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) năm 2012 để cho biết cơ quan chức năng có quyền công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng thông tin các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính lĩnh vực Bảo vệ môi trường.
“Nội dung công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm”, ông Trạch thông tin.
Việc bêu tên người tiểu bậy cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. |
Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1 điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường, hành vi đi vệ sinh không đúng nơi quy định thì mức phạt có thể từ 1- 3 triệu đồng.
Vì vậy, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch khẳng định việc công khai thông tin cá nhân vi phạm là có căn cứ pháp lý đầy đủ.
“Tuy nhiên, cần lưu ý, việc công khai này không bao gồm việc công khai hình ảnh cá nhân, quyền nhân thân của người vi phạm vẫn được Bộ Luật Dân sự năm 2015 bảo vệ.
Ngoài ra, cần xem xét lại việc áp dụng hình thức này có thật sự cần thiết và có góp phần giảm thiểu được tình trạng tiểu tiện, đại tiện không đúng nơi quy định hay không?
Việc công khai thông tin có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của người vi phạm, gia đình, người thân của người vi phạm hay không? Kinh phí thực hiện là bao nhiêu?
Hay mối quan hệ giữa kinh phí phải bỏ ra và hiệu quả như thế nào là những vấn đề cần phải được làm rõ”, ông Trạch băn khoăn.
Nếu có thay đổi quy định pháp luật mà người có thẩm quyền không tiến hành siết chặt việc quản lý, xử lý hành vi vi phạm thì cũng không thể có kết quả.
“Tại TP HCM, các cơ quan chức năng đã ban hành quy định và tiến hành xử lý hành vi vi phạm vệ sinh nơi công cộng nhưng việc xử phạt chỉ được quan tâm khi tăng cường tuần tra, kiểm soát, còn lại thì bỏ không và cũng chưa có các biện pháp trừng phạt khi tái phạm”, chuyên gia pháp lý đánh giá.
Luật sư Trạch cũng cho rằng cơ quan chức năng phải tập trung vào phạt đối với người vi phạm để xử lý triệt để.
“Chính quyền cần phân loại đối tượng vi phạm để tìm ra được những kênh tuyên truyền hiệu quả. Không nên làm theo phong trào mà phải làm liên tục để có tính răn đe”.
“Ngoài ra, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm các hành vi tái phạm và buộc lao động công ích để nhắm vào ý thức của người vi phạm mới mong người dân chấp hành.
Chính quyền cần mạnh tay xử phạt như đã từng làm với việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy”, ông Trạch nói tiếp.
TP HCM muốn bêu tên người xả rác, 'tè bậy'
Ngoài việc công khai thông tin người vi phạm, cơ quan chức năng trích xuất hình ảnh từ camera an ninh, giao thông để làm ... |