Bị Hoa Sen và Hiệp hội Thép phản đối, Bộ Tài chính chốt phương án dừng tăng thuế nhập khẩu thép lên 5%

Sau khi nhận được ý kiến góp ý từ Tập đoàn Hoa Sen và Hiệp hội Thép Việt Nam, Bộ Tài chính thông báo quyết định chưa tăng thuế nhập khẩu đối với thép cuộn cán nóng từ 0% lên 5%.

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, Bộ vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP của Chính phủ sau khi lấy ý kiến rộng rãi.

Một trong những nội dung đáng chú ý là Bộ Tài chính quyết định chưa tăng thuế nhập khẩu đối với thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08 như đề xuất trước đó. 

Vuot-song-du-Hoa-Sen-van-tang-truong-khong-ngung-ho-den--2--1543802351-447-width660height440

Bộ Tài chính quyết định chưa tăng thuế nhập khẩu đối với thép cuộn cán nóng thuộc nhóm 72.08. (Ảnh: HSG).

Theo Bộ, quyết định chưa tăng thuế nhập khẩu thép nhằm đảm bảo không làm xáo trộn tình hình sản xuất kinh doanh trong nước. Đồng thời, việc tăng thuế trong giai đoạn này sẽ tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.

Tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 125/2017/NĐ-CP đưa ra lấy ý kiến trước đó, Bộ đã đề xuất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu ưu đãi  thông thường (MFN) đối với thép cuộn cán nóng (HRC) thuộc nhóm 72.08 từ 0% lên 5%. 

Theo nhận định của Bộ Tài chính, chiến tranh thương mại đang dấy lên lo ngại thép giá rẻ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, khiến giá bán giảm mạnh. Quyết định tăng thuế suất nhằm bảo vệ ngành thép trong nước.

Trong khi đó, ước tính việc áp thuế lên 5% đối với thép cuộn cán nóng có thể giúp thu ngân sách Nhà nước tăng thêm đến 3.152 tỉ đồng. 

Theo Bộ Tài chính, 40% của hơn 8 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm hiện nay đều được nhập từ Trung Quốc. Nếu không đánh thuế thì thị trường trong nước sẽ bất ổn. 

Hiện năng lực sản xuất HRC trong nước mới đáp ứng khoảng gần 50%. Dự kiến cuối năm nay, nhà máy của Hòa Phát tại Dung Quất (Quảng Ngãi) và Công ty Formosa đi vào hoạt động, sẽ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu HRC trong nước. 

Bộ Tài chính cho rằng sản lượng này chỉ phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước.

Tại sao Hoa Sen và Hiệp hội Thép phản đối tăng thuế nhập thép?

Đề xuất và lí giải của Bộ Tài chính đã vấp phải phản đối của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép lớn, như Tập đoàn Hoa Sen lẫn Hiệp hội Thép.

Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen, ông Trần Quốc Trí, cho rằng việc tăng thuế suất này không những không làm giảm lượng thép nhập từ Trung Quốc mà còn làm gia tăng thêm lượng thép nhập từ nước này. 

Nguyên nhân là Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), nên dù có đánh thuế, mặt hàng này vẫn được nhập khẩu với mức ưu đãi đặc biệt 0%. Vì vậy, thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc sẽ tiếp tục tràn vào, đồng thời hạn chế thép từ Trung Quốc, Đài Loan vì các nước này không gia nhập ACFTA.

"Tăng thuế suất MFN có thể là một cú 'knock out' đối với đại đa số doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, nhưng lại tạo cơ hội cho một vài doanh nghiệp độc quyền thị trường", ông Trí khẳng định.

Cùng nỗi lo, Hiệp hội Thép khẳng định việc tăng thuế sẽ gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất cán nguội, tôn mạ và ống thép, trong bối cảnh các công ty này đang gặp khó khăn. 

Nguyên nhân là hầu hết doanh nghiệp sản xuất tôn mạ đều phải nhập khẩu thép cán nóng làm nguyên liệu sản xuất. Việc tăng thuế suất sẽ làm hạn chế nguồn cung, làm cho các doanh nghiệp sản xuất thép Việt.

Đặc biệt, nếu thuế nhập khẩu tăng lên sẽ ảnh hưởng đến chi phí giá thành sản phẩm. Từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôn mạ Việt Nam. Nếu tăng thuế thêm 5% thì giá nguyên liệu trung bình tại Việt Nam cao hơn giá thế giới, giá thành phẩm cũng tăng tương ứng.

Vì vậy, các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế nguồn cung, trong khi sản lượng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ.

Từ các nguyên nhân này, Hiệp hội Thép Việt Nam và Hoa Sen Group kiến nghị Bộ Tài chính không điều chỉnh tăng thuế suất MFN đối với thép cuộn cán nóng.

Tag:
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.