Bị Mỹ làm khó, Trung Quốc tích cực 'bơm' tiền vào châu Âu

Theo báo cáo mới từ hãng tư vấn và đầu tư công nghệ GP Bullhound, các hãng công nghệ Trung Quốc đang ngày càng hướng mắt về châu Âu để tìm cơ hội đầu tư và thực hiện thương vụ trong bối cảnh bị Mỹ làm khó.
Bị Mỹ làm khó, Trung Quốc tích cực bơm tiền vào châu Âu - Ảnh 1.

Cụ thể, báo cáo Asian Insights quý 1/2019 của GP Bullhound cho thấy khối lượng thương vụ nước ngoài mà các nhà đầu tư Trung Quốc thực hiện ở châu Âu tăng 25% trong quý 1/2019 so với quý 4/2018. Thương vụ từ Trung Quốc đến Mỹ giảm 13% trong khi đến châu Á - Thái Bình Dương hạ 53% cùng kỳ.

“Giữa cảnh đàm phán thương mại và sự giám sát chặt chẽ từ phía Mỹ, các mục tiêu công nghệ châu Âu tiếp tục phổ biến”, CEO Elsa Hu của HP Bullhound ở Hồng Kông cho hay. Công ty này tiết lộ thêm hãng Nhật Bản SoftBank là động lực chính của nhiều luồng thương vụ từ châu Á ra nước ngoài. SoftBank chiếm hơn một nửa trong số tất cả thương vụ công nghệ quý 1/2019.

Song khi trừ khoản đầu tư của SoftBank, số tiền thương vụ từ châu Á đến Mỹ hạ 47%. Trong khi đó, số tiền thương vụ từ châu Á đến châu Âu tăng 57%. Năm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế nhập khẩu vào một nửa số hàng hóa đến từ Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại, công nghệ Mỹ - Trung lên cao.

Mỹ ngày càng kiểm tra gắt gao các vụ sáp nhập và đầu tư từ nước ngoài bằng cách mở rộng quyền hạn của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CIFUS) để xem xét các thỏa thuận. Nước này cũng soạn quy định mới để hạn chế khả năng xuất khẩu công nghệ của doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng và ngoại quốc nói chung.

Đơn cử, CIFUS bị xem là “trở ngại lớn” trong quý 1/2019. Chính quyền Mỹ yêu cầu hãng Beijing Kunlun Technology bán Grindr, ứng dụng hẹn hò đồng tính mà họ sở hữu từ năm 2016, vì lo ngại an ninh quốc gia. Bà Hu nhận định: “Nhiều người vướng CIFUS khi họ tìm hiểu cơ hội đầu tư ở Mỹ. Thời gian cần để được xem xét thương vụ và sự thiếu chắc chắn đặt ra dấu hỏi rất lớn về việc thực hiện thương vụ với một nhà đầu tư hoặc công ty từ Trung Quốc”.

Giới doanh nghiệp Đại lục cảm thấy “thiệt thòi” trong quá trình đánh giá này. Giá trị các thỏa thuận công nghệ của Trung Quốc ra nước ngoài ở mức thấp nhất từ quý 3/2017. Tencent và Alibaba là hai hãng Trung Quốc năng nổ nhất trong việc thực hiện thương vụ với công ty ngoại.

Niềm tin vào hàng công nghệ Trung Quốc giảm mạnh sau lùm xùm Huawei Trung Quốc lần đầu thừa nhận lo ngại về công nghệ từ Mỹ Khám phá tham vọng công nghệ lượng tử của Trung Quốc

Trong số các thỏa thuận ở châu Âu của hãng Đại lục, lớn nhất là thương vụ thâu tóm hãng thanh toán Anh WorldFirst của Ant Financial Services, chi nhánh của Alibaba. Thương vụ được công bố trong tháng 2, diễn ra chỉ một năm sau khi Ant phải ngừng thương vụ 1,2 tỉ USD để thâu tóm MoneyGram của Mỹ vì CIFUS không chấp thuận.

Tháng này, Liên minh châu Âu đặt ra khuôn khổ luật định mới để sàng lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khối 28 nước thành viên vì nhiều nước lo ngại đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Bất chấp thực tế này, giới đầu tư công nghệ châu Á vẫn không nao núng. Họ cho rằng trong ngắn hạn, châu Âu là lựa chọn thay thế tốt nếu họ không thể đến thị trường Mỹ, bà Hu nhận định.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.