Bị phản biện gay gắt, tác giả bảng xếp hạng đại học Việt Nam nói gì?

Nhóm nghiên cứu xếp hạng đại học gây tranh cãi thừa nhận mọi xếp hạng đều phiến diện và sẽ cân nhắc cải tiến bảng xếp hạng trong tương lai.
bi phan bien gay gat tac gia bang xep hang dai hoc viet nam noi gi Bảng xếp hạng đại học có tiêu chí thu nhập từ chuyển giao tri thức
bi phan bien gay gat tac gia bang xep hang dai hoc viet nam noi gi Bộ Giáo dục: Xếp hạng không thận trọng sẽ tác dụng ngược
bi phan bien gay gat tac gia bang xep hang dai hoc viet nam noi gi 'Cái thiếu của Bảng xếp hạng ĐH là tỷ lệ SV ra trường có việc làm'
bi phan bien gay gat tac gia bang xep hang dai hoc viet nam noi gi Việt Nam không có đại học nào lọt top 300 đại học tốt nhất châu Á

Bảng xếp hạng (BXH) đại học đầu tiên ở Việt Nam nhận được rất nhiều ý kiến phản biện sau khi được công bố mới đây.

Thành viên của nhóm nghiên cứu gồm 6 người: TS Lưu Quang Hưng, nhà nghiên cứu làm việc tại Melbourne, Australia (chủ biên báo cáo xếp hạng); TS Nguyễn Ngọc Anh, giám đốc và nhà kinh tế trưởng của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách DEPOCEN; TS Giáp Văn Dương, Chủ tịch Công ty GiapGroup; TS Ngô Đức Thế, nhà nghiên cứu đang làm việc tại Đại học Manchester, Anh; thạc sĩ Trần Thanh Thủy, nhà nghiên cứu tại DEPOCEN; thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, nghiên cứu sinh tại Đại học East Angila, Anh.

Nhóm tác giả đã trả lời Zing.vn về những vấn đề xoay quanh tính chính xác của số liệu, băn khoăn về những trường vốn được đánh giá cao xếp thứ hạng thấp cùng các tiêu chí đánh giá.

bi phan bien gay gat tac gia bang xep hang dai hoc viet nam noi gi
Các tiêu chí xếp hạng đại học của Times Higher Education. Ảnh: THE.

Mọi bảng xếp hạng đều phiến diện và gây tranh cãi

- Thưa nhóm tác giả, sau khi báo cáo xếp hạng 49 trường ĐH ở Việt Nam được công bố, nhiều người ý kiến về tính chính xác của bảng xếp hạng? Một số thậm chí "nghi ngờ" quyền xếp hạng của nhóm nghiên cứu. Ông, bà nghĩ như thế nào về vấn đề này?

- Hiện nay có hai cách hiểu về xếp hạng: ranking và rating.

Ranking là việc xây dựng mối quan hệ cao - thấp giữa các trường hoặc nhóm trường dựa trên các thước đo được định nghĩa ở phương pháp xếp hạng.

Rating là sự lượng hóa điểm số của trường trên một thang đo định trước để xếp vào các hạng cao - thấp (như cách chấm sao của Quacquarelli Symonds - QS).

Điều 9 Luật giáo dục đại học 2002 nhấn mạnh về yêu cầu xếp hạng “nhằm đánh giá uy tín và chất lượng đào tạo; phục vụ công tác quản lý nhà nước và ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước”.

Nước ta chưa có quy định cấm nghiên cứu và xếp hạng ĐH. Luật giáo dục cũng không đề cập về việc độc quyền xếp hạng theo điểm số như ở trên.

Trên thế giới, có khoảng hơn 40 BXH của các tổ chức độc lập khác nhau, với phạm vi, phương pháp, chỉ số, mục tiêu, và người sử dụng khác biệt.

Các BXH nổi tiếng của tạp chí Times Higher Education, QS, của ĐH Giao thông Thượng Hải hay Webometrics đều là các sản phẩm tự phát, không có ai “cấp phép” quyền nghiên cứu và đưa ra các BXH này.

Tóm lại, quyền nghiên cứu và xếp hạng các đại học được coi là đương nhiên đáp ứng.

- Nhiều ý kiến cho rằng các tiêu chí đánh giá còn phiến diện và không đầy đủ, thiếu những thước đo quan trọng như tỷ lệ việc làm của sinh viên hay yếu tố quốc tế hóa?

- Nhóm xếp hạng cho rằng rằng mọi BXH đều phiến diện.

BXH này thể hiện quan điểm riêng của nhóm về đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học đồng thời tôn trọng tiêu chí mà các nhóm xếp hạng khác sử dụng.

Các BXH có thể có tiêu chí khác nhau, thậm chí đối ngược nhau. Một số BXH đặt nặng nghiên cứu, số khác lại chú trọng đào tạo hoặc cảm nhận của sinh viên và xã hội.

Vì thế, BXH chỉ là một lát cắt, phản ánh góc nhìn riêng của nhóm xếp hạng, và tất yếu gây tranh cãi.

bi phan bien gay gat tac gia bang xep hang dai hoc viet nam noi gi
Trọng số các tiêu chí xếp hạng của nhóm nghiên cứu. Ảnh: Nguyễn Sương.

Về tỷ lệ việc làm của sinh viên, chúng tôi cho rằng đây là tiêu chí rất quan trọng.

Rất tiếc, tại thời điểm tiến hành thu thập dữ liệu, chỉ 15 trong tổng số 49 trường đưa ra số liệu tỷ lệ việc làm của sinh viên, phần lớn dựa vào ước lượng cảm tính, không phù hợp trong phân tích, ảnh hưởng tới độ chính xác của xếp hạng.

Vì thế, sau khi cân nhắc với chất lượng dữ liệu, nhóm xếp hạng quyết định loại bỏ thông số này ra khỏi bộ tiêu chí, cho đến khi có được thông tin đầy đủ và khả tín hơn.

Ngoài ra, chúng tôi có sử dụng tiêu chí quốc tế hóa theo cách phù hợp với Việt Nam.

Theo ghi nhận của nhóm nghiên cứu, lâu nay, nhiều kết quả nghiên cứu của các trường đều được công bố trong nước. Do đó, việc công bố nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc tế cũng có thể xem là một thước đo liên quan quốc tế hóa.

Việc có cán bộ trao đổi và sinh viên quốc tế, theo chúng tôi cũng là một khía cạnh khác của quốc tế hóa.

Trong 4 BXH quốc tế hay được nhắc đến nhiều nhất, chỉ QS và Times Higher Education đưa tiêu chí này vào xếp hạng, với trọng số rất thấp, 5-10%.

Có thể các năm sau, khi các trường công bố thông tin quốc tế hóa đầy đủ hơn, chúng tôi sẽ đưa yếu tố này vào BXH một cách trực tiếp.

- Liệu BXH do nhóm tác giả đưa ra có quá ưu ái tiêu chí nghiên cứu và đặt nhẹ chất lượng giảng dạy?

- Nhóm cho rằng những nhận định BXH chỉ tập trung vào nghiên cứu khiến những trường được xã hội đánh giá cao có thứ hạng thấp không chính xác.

Chúng tôi cân bằng giữa nghiên cứu và giảng dạy. Hai tiêu chí cùng có trọng số 40%.

Việc cân bằng này có thể khác với cách đánh giá dựa trên các yếu tố truyền thống như thương hiệu, điểm thi đầu vào và khả năng tìm việc làm sau khi ra trường.

Tuy nhiên, nhóm xếp hạng đánh giá đại học ở góc nhìn của mô hình đại học nghiên cứu (mô hình Humbolt). Theo đó, trường vừa là nơi đào tạo, cũng là nơi sản xuất ra tri thức, hoàn toàn phù hợp với Luật Giáo dục Đại học nước ta.

Trong mô hình ấy, tri thức (sản phẩm của nghiên cứu khoa học) và nhân lực (sản phẩm của quá trình giảng dạy và đào tạo) là hai thước đo quan trọng như nhau trong một trường đại học.

Đối với truyền thống các đại học ở Việt Nam, việc đánh giá chất lượng nghiên cứu chưa từng được xem xét một cách nghiêm túc theo chuẩn mực quốc tế, nên nhiều người thường nhầm tưởng rằng báo cáo này chỉ tập trung vào tiêu chí nghiên cứu mà bỏ qua việc xem xét chất lượng giảng dạy.

Xếp hạng thấp không có nghĩa chất lượng kém

- Nhóm lý giải như thế nào về việc một số trường đại học được cho là “uy tín” lại có thứ hạng thấp hơn mong đợị? Trường có vị trí thấp hơn trong bảng có xếp hạng có chất lượng kém hơn?

- Nhiều người đánh giá một trường dựa vào các yếu tố thương hiệu truyền thống, điểm thi đầu vào và khả năng tìm việc sau khi ra trường.

Góc nhìn này tập trung nhiều vào các tiêu chí liên quan đến giáo dục và cảm nhận về thương hiệu.

Tuy nhiên, nhóm đánh giá đại học ở góc nhìn khác. Bên cạnh tiêu chí giáo dục và đào tạo, chúng tôi đo lường thêm tiêu chí về nghiên cứu khoa học, cơ sở vật chất và quản trị.

Khi áp dụng những tiêu chí đó, nhiều trường xếp hạng không cao do công bố khoa học trên các ấn phẩm quốc tế còn mờ nhạt, quy mô tuyển sinh lớn hơn so với nguồn cán bộ tiến sĩ đang công tác.

Thực tế, trường có vị trí thấp hơn trong bảng xếp hạng không có nghĩa là chất lượng kém hơn. Đánh giá một cơ sở giáo dục đại học cần nhiều tham số. Thậm chí, nhiều tham số không thể định lượng.

Kết quả bảng xếp hạng chỉ phản ánh một phần nào đó chất lượng của trường, thông qua những chỉ số và thước đo được sử dụng khi dựng bảng xếp hạng. Vị trí cao-thấp giữa hai trường hoàn toàn không có nghĩa trường này "tốt" hơn trường kia ở tất cả các mặt.

bi phan bien gay gat tac gia bang xep hang dai hoc viet nam noi gi
Điểm đánh giá chung của 10 trường đứng đầu trên BXH do nhóm nghiên cứu công bố. Ảnh: Nguyễn Sương.

- Nhóm đang xếp hạng đại học quốc gia/vùng thay vì các trường thành viên của các đại học này? Liệu so sánh các trường thành viên/vùng với các đại học thông thường khác có dẫn đến thiên lệch không?

- Hiện nay, mô hình các trường đại học ở Việt Nam rất phức tạp. Sự khác biệt giữa các trường quốc gia/vùng và các trường đại học thông thường khác rất lớn.

Đại học quốc gia là cơ quan ngang bộ và giám đốc/phó giám đốc thuộc quyền bổ nhiệm của thủ tướng. Trong khi đó, những trường khác thuộc quyền của bộ trưởng GD&ĐT.

Nghiên cứu của chúng tôi không nhằm phân loại lại mà buộc phải chọn một trong trong số cách hiểu phù hợp.

Có hai phương án khi xếp hạng. Một, xếp hạng các đại học quốc gia/vùng với các viện/đại học thông thường khác. Hai, xếp hạng các đại học thành viên của trường quốc gia/vùng với các đại học thông thường khác.

Theo Luật Giáo dục ban hành năm 2012, Điều 7, 3 loại đại học là cao đẳng, trường đại học/viện, đại học quốc gia/vùng. Khi phân loại như vậy, 3 thực thể đó đều tương đương là cơ sở giáo dục bậc đại học.

Do đó, đại học quốc gia và đại học thường là hai thực thể có thể so sánh. Từ đó, chúng tôi đã giả thiết và coi đại học quốc gia/vùng là một thực thể trong đánh giá.

Tuy nhiên, nhóm cho rằng xếp hạng cả trường quốc gia/vùng lẫn trường thành viên là rất bất hợp lý, ví dụ xếp hạng cả ĐH Quốc gia TP.HCM lần trường thành viên là ĐH Bách khoa TP.HCM.

Nhiều tổ chức không hiểu mô hình hai tầng này ở các đại học quốc gia/vùng nên đã mắc sai sót. Ví dụ, BXH Webometrics xếp hạng ĐH Quốc gia TPHCM (số 5) và trường ĐH Bách khoa TP.HCM (số 13).

Ngoài ra, đại học quốc gia/vùng có các trung tâm nghiên cứu trực thuộc. Nếu tính từng trường thành viên, kết quả nghiên cứu và các con số thống kê của các đơn vị này cũng không được tính.

BXH uy tín của QS dành cho các trường châu Á cũng xếp hạng các đại học quốc gia và đại học vùng chứ không tính riêng các trường thành viên.

Với những cân nhắc trên, nhóm xếp hạng quyết định lựa chọn phương án 1 như đã nêu trên.

Việc lo ngại các trường quốc gia/vùng có thứ hạng cao hơn trường đại học thông thường là hoàn toàn có cơ sở. Nó liên quan đến việc tập trung đánh giá theo năng suất hay theo quy mô.

Nếu theo 100% năng suất, những trường nhỏ, rất nhỏ, có thể có thứ hạng cao đột xuất.

Còn nếu hoàn toàn theo quy mô, các đại học quốc gia/vùng sẽ chiếm ưu thế ổn định và tuyệt đối. Cả hai lựa chọn này đều cực đoan.

Theo ước lượng của nhóm nghiên cứu, BXH của ĐH Thượng Hải dựa 90% theo quy mô. BXH của Times Higher Education và QS ưu tiên đánh giá năng suất (50-70%).

Trong báo cáo này, nhóm nghiên cứu đánh giá quy mô có vai trò quan trọng tương tự như chất lượng.

Nhóm cho rằng quy mô phản ánh sức ảnh ảnh hưởng của trường đến xã hội. Vì thế, những trường có điểm tuyển vào rất cao nhưng tuyển vài trăm sinh viên có thể “thua thiệt về xếp hạng” so với trường tuyển vài nghìn sinh viên.

Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp kết hợp cân bằng cả năng suất và quy mô trong bộ tiêu chí xếp hạng.

Ngoài ra, trường lớn sẽ bị ràng buộc bởi rất nhiều tiêu chí liên quan đến năng suất như tỷ lệ tiến sĩ/sinh viên, đầu sách/sinh viên...

Nếu tăng quy mô tuyển sinh thuần túy mà không đầu tư vào đội ngũ cán bộ, điểm ở các tiêu chí ấy thấp xuống, ảnh hưởng tới thứ hạng chung.

Sẽ cân nhắc xếp hạng trong tương lai

- Trong buổi công bố BXH, nhóm nghiên cứu nhắc đến việc lấy dữ liệu để làm bảng xếp hạng từ báo cáo ba công khai của các trường. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng số liệu này không chính xác. Tại sao nhóm vẫn sử dụng các số liệu này?

- Số liệu ba công khai là số liệu của các cơ sở giáo dục đại học gửi cho Bộ GD&ĐT và công bố ra xã hội theo quy định.

Một số chuyên gia cho rằng số liệu này không chính xác, nhưng cũng không đưa ra phân tích hay dẫn chứng nào cụ thể. Do đó, chúng tôi không thể vì thế mà phủ nhận số liệu này.

Ngoài ra, nếu không dùng chúng thì hiện nay không nguồn tin chi tiết khác về các trường đại học ở Việt Nam. Như vậy, đây là nguồn tin khả tín nhất hiện nay về các trường.

Bên cạnh đó, theo thông tin mới nhận, Bộ GD&ĐT đã và đang trong quá trình kiểm định tính xác thực của những con số này. Chúng là cơ sở quan trọng để xây dựng các bảng xếp hạng tốt hơn trong thời gian tới.

- Xin nhóm chia sẻ về dự định sắp tới. Liệu nhóm có thay đổi gì về việc đánh giá vào lần công bố sau hay không?

- Sau khi báo cáo được công bố, nhóm xếp hạng nhận về nhiều ý kiến phản hồi của các chuyên gia cũng như những người quan tâm đến giáo dục.

Trong đó, có nhiều ý kiến thẳng thắn, hữu ích và mang tính xây dựng như của GS Nguyễn Hữu Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội), TS Phạm Thị Ly (ĐH Nguyễn Tất Thành, TP.HCM) và nhiều chuyên gia khác. Nhóm đã ghi nhận và vô cùng trân trọng.

Trong thời gian tới, nhóm sẽ rà soát lại phương pháp và cách làm để lựa chọn hướng tiếp cận khả thi và đáng tin cậy nhất nhằm phục cụ cập nhật cho bảng xếp hạng.

Dựa trên phản hồi của xã hội và cơ sở bộ dữ liệu mới, nhóm sẽ điều chỉnh các tiêu chí để BXH đại học Việt Nam năm sau có thể phản ánh chính xác hơn thực trạng cũng như mối tương quan của các trường. Điển hình là sẽ cân nhắc xem việc xếp hạng từng trường thành viên thay vì đại học quốc gia/đại học vùng có nên không.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ phân loại trường theo từng khối chuyên ngành để có đánh giá tốt hơn. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng số liệu, nhóm sẽ mở rộng số trường được khảo sát thay vì 49 trường như hiện nay.

Những thông tin về tỷ lệ tìm việc khi ra trường, đánh giá của nhà tuyển dụng, các tiêu chí khác đánh giá cơ sở vật chất, quản trị, nghiên cứu và giảng dạy cũng sẽ được nghiên cứu điều chỉnh.

Chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe để bổ sung những ý kiến hữu ích về chuyên môn, hướng tới xây dựng một bảng xếp hạng tốt hơn cho các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

bi phan bien gay gat tac gia bang xep hang dai hoc viet nam noi gi 'Cái thiếu của Bảng xếp hạng ĐH là tỷ lệ SV ra trường có việc làm'

Theo PGS.TS Lưu Văn An, tỷ lệ sinh viên ra trường sau một năm có việc làm và đúng chuyên ngành là yếu tố quan ...

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.