Việc tuyển sinh nghề hiện gặp khó, là do mạng lưới GDNN còn cồng kềnh. |
Lỏng lẻo giám sát
Cụ thể, theo Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT, những trường ĐH đang đào tạo hệ CĐ sẽ buộc phải giảm chỉ tiêu ít nhất 30% mỗi năm, tiến tới dừng tuyển sinh đào tạo trình độ này trước năm 2020. Khi ấy, PGS.TS Nguyễn Văn Áng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính- Bộ GDĐT đã cho rằng: Căn cứ để Bộ GDĐT quy định dừng tuyển sinh đào tạo CĐ trước năm 2020 là Luật Giáo dục ĐH; và dừng tuyển sinh đào tạo TC trước năm 2017 là Luật Giáo dục.
Khi Bộ GDĐT xây dựng Dự án Luật và trình ra Quốc hội ban hành các Luật này thì các chuyên gia và các đại biểu Quốc hội đã thảo luận kỹ những quy định này, bây giờ là lúc phải triển khai. Trước những băn khoăn về tính khả thi của các quy định này, đại diện Bộ GDĐT chia sẻ: Năm 2011, khi ban hành Thông tư 57/2011/TT-BGDĐT, Bộ GDĐT có quy định các trường ĐH không đào tạo trình độ TC. Khi đó các trường ĐH đào tạo khoảng 37% học sinh TC. Và sau 4 năm thực hiện Thông tư 57, đến năm 2014, tỷ lệ đó đã xuống mức 17%. Vì vây, lộ trình để các trường ĐH giảm chỉ tiêu và tiến tới dừng tuyển sinh hệ CĐ, TC là hoàn toàn có thể thực hiện theo đúng lộ trình.
Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng, để thực hiện được quy định này cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và tập trung nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường ĐH. Bởi bên cạnh những trường ĐH tuân thủ quy định của Bộ GDĐT về việc cắt giảm và tiến tới dừng đào tạo hệ CĐ, ghi nhận từ thực tế cho thấy, năm 2018 nhiều trường vẫn tuyển sinh hệ CĐ với chỉ tiêu không nhỏ.
Đơn cử như Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh mặc dù đã cắt giảm các ngành đào tạo hệ CĐ nhưng vẫn đang đào tạo 13 ngành với số lượng tuyển sinh là 3.500 chỉ tiêu; Trường ĐH Công nghệ TP Hồ Chí Minh tuyển sinh 15 ngành hệ CĐ với 1.500 chỉ tiêu, bằng với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2017.
Việc buông lỏng giám sát đào tạo hệ CĐ trong các trường ĐH vừa gây thiệt thòi cho người học, vừa gây lãng phí trong đào tạo nếu trường buộc phải đóng cửa hệ đào tạo CĐ. Đơn cử như trong năm học 2018, khoảng 75 sinh viên của Trường ĐH Kiên Giang đã bị dừng học do trường đào tạo “chui”.
Trên thực tế, trường chưa được Bộ GDĐT cho phép liên kết đào tạo hệ vừa làm vừa học, song Trường ĐH Kiên Giang vẫn tuyển sinh đào tạo liên kết hệ CĐ các ngành Kế toán, Ngôn ngữ Anh và Công nghệ thông tin với Trường CĐ Cộng đồng Cà Mau.
Khó khăn tuyển sinh hệ CĐ nghề
Năm 2018 là năm thứ 2, các trường TC, CĐ chuyển từ Bộ GDĐT về Bộ LĐTBXH quản lý. Theo phản ánh, tình hình tuyển sinh của các trường nghề vẫn vô vàn khó khăn, thậm chí có tỉnh không tuyển được thí sinh nào.
Trước đó, tại hội nghị đánh giá công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và giải quyết việc làm 2017, phương hướng, nhiệm vụ 2018 do Bộ LĐTBXH tổ chức, những khó khăn trong tuyển sinh TC, CĐ đã từng được đưa ra phân tích thẳng thắn.
Đại diện Vụ Đào tạo chính quy (Bộ LĐTBXH) cho biết, năm 2017 cả nước có hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), trong đó có 388 trường CĐ, 551 trường TC, và hơn 1.000 trung tâm GDNN. Tuy nhiên, có tới 63 tỉnh chỉ tuyển sinh được dưới 100 sinh viên CĐ. Trong đó 3 tỉnh không tuyển được trình độ CĐ là Cao Bằng, Lai Châu, Đăk Nông.
Cùng với đó, một số nghề được lựa chọn là nghề trọng điểm tuyển sinh trình độ TC, CĐ cũng tuyển sinh được ít, thậm chí có nghề không tuyển sinh được như: Khảo sát địa hình, Bảo vệ môi trường biển, Cơ điện lạnh thủy sản, Xây dựng cầu đường bộ… Còn đối với 3 trường CĐ thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ, việc tuyển sinh trong cơ chế mới cũng gặp không ít khó khăn. Cụ thể: CĐ Kỹ nghệ II tuyển sinh được gần 2.900 người; CĐ Lilama II 1.100; Trường CĐ nghề Quy Nhơn số lượng khiêm tốn chỉ hơn 900.
Theo đại diện Vụ Đào tạo chính quy, việc tuyển sinh CĐ, TC gặp khó khăn có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng chú ý là mạng lưới cơ sở GDNN còn cồng kềnh, chồng chéo, trùng lắp, chưa hình thành được các trường chất lượng đạt trình độ quốc tế.
Phân tích một cách cụ thể hơn về cơ sở của đề xuất sử dụng dữ liệu tuyển sinh chung hệ TC và hệ CĐ với Bộ GDĐT vừa qua, TS Vũ Xuân Hùng – Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy- Bộ LĐTBXH chia sẻ: Những đề xuất này nhằm tạo thuận lợi hơn cho người học, cũng như góp phần giảm bớt những thủ tục rườm rà khi thí sinh làm thủ tục đăng ký dự thi và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết, ông Hùng cũng cho hay, từ kỳ tuyển sinh 2018, phía Bộ LĐTBXH đã có đề xuất này, nhưng chưa nhận được ý kiến từ được Bộ GDĐT. Hiện sau đề xuất vừa rồi, Bộ LĐTBXH vẫn tiếp tục chờ.
Cô gái với ‘đôi tay vàng’ chinh phục thành công từ nghề bếp
Vũ Hoàng Trinh – học viên nghề Kỹ thuật Chế biến món ăn Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist đạt chứng chỉ nghề ... |
Hệ lụy từ 'thi đua' nâng cấp trường trung cấp, cao đẳng lên đại học
Tình trạng các trường trung cấp, cao đẳng ồ ạt nâng cấp lên đại học đã khiến việc đào tạo mất cân đối, chất lượng ... |
Sẽ sáp nhập, giải thể 1/4 số trường cao đẳng, trung cấp trong cả nước
Theo mục tiêu quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp của Bộ LĐ-TB-XH, đến tháng 5 tới, phấn đấu cả nước chỉ còn ... |