Peter Thiel sinh ngày 11/10/1967. Ông hiện sở hữu 2,7 tỷ USD và luôn xuất hiện trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới. Peter Thiel người duy nhất tại thung lũng Silicon ủng hộ Trump, đã có những chia sẻ thẳng thắn về Donald Trump với cương vị là cố vấn công nghệ của tổng thống.
Ông cũng đồng thời là nhà đầu tư mạo hiểm tài ba và ông còn được biết đến là tỷ phú công nghệ này được biết đến với cách làm việc, quan điểm kinh doanh khác biệt so với nhiều doanh nhân khác.
Con đường thành công
Năm 1992, Peter Thiel tốt nghiệp khoa luật ĐH Stanford, Hoa Kỳ. Kết thúc việc học đại học, ông chuyển tới làm việc cho một công ty luật ở Manhattan. Thế nhưng, đây cũng là thời điểm ông nhận ra, nghề luật sự không dành cho mình.
Chỉ 7 tháng sau đó, Peter Thiel đã không tiếp tục làm công việc mà mình không mong muốn mà đi theo một hướng hoàn toàn khác, khó khăn hơn nhưng nó lại mở đầu cho sự thành công của ông.
Ông chuyển tới Credit Suisse với tư cách nhân viên giao dịch phái sinh. 3 năm sau đó, Peter Thiel bắt đầu bước vào công việc kinh doanh với việc thành lập Quỹ tín dụng Thiel. Quỹ tín dụng này đi theo hướng đa chiến lược - hoàn toàn theo thị trường.
Còn sự nghiệp của ông tại địa điểm nổi tiếng nhất của công nghệ Mỹ, thung lũng Silicon, bắt đầu với việc sáng lập ra Paypal. Khi nhận thấy lĩnh vực thương mại điện tử không có nhiều người tham gia, Peter Thiel đã cho ra đời PayPal và thay đổi rất nhiều quan điểm về thanh toán điện tử của thế giới.
Năm 2002, PayPal được IPO và sau đó bán lại cho eBay với giá lên tới 1,5 tỷ USD. Sau thương vụ này, Peter Thiel thành lập Quỹ tín dụng Clarium và bước tiếp trên con đường đầu tư mạo hiểm. Ông đã đầu tư cho nhiều công ty mới thành lập và đạt được thành công vang dội như Friendster, LinkedIn, Rapleaf, Geni.com, Yelp.Inc, Palantir...
Peter Thiel sau đó trở nên nổi tiếng ở Mỹ và bắt đầu gây dựng được tiếng vang. Hiện tại, ông chính là cố vấn về công nghệ Tổng thống Donald Trump.
Bí quyết thành công từ những quân cờ
Ít ai biết được rằng, Peter Thiel là một kiện tướng cờ vua. Và đối với ông, bí quyết thành công đến từ những quân cờ vua.
Cờ vua được coi như một hệ thống làm việc, kinh doanh thu nhỏ, bao gồm một bàn cờ 64 ô và 32 quân chia làm 2 phe. Trong cờ vua, quân hậu là quân có giá trị nhất.
Trong thang điểm đánh giá, hậu có mức điểm là 9 trong khi xe là 5, tượng là 3, mã là 3 và tốt là 1. Trong bài diễn thuyết của mình, Thiel có nhắc đến công thức của Guy Kawasaki nhằm đánh giá giá trị của một công ty dựa trên những con người trong trong tổ chức đó.
Giá trị công ty = (1 triệu USD x số kỹ sư) – (500.000 USD x số người có bằng MBA)
Như vậy, một kỹ sư giỏi được coi là một quân cờ có giá trị điểm tốt hơn một thạc sĩ quản trị kinh doanh.
Giống như các quân cờ có những tính năng riêng và khả năng tấn công/ phòng thủ khác nhau, việc kinh doanh cũng giống như vậy. Theo Thiel: Trong bất cứ một tổ chức nào cũng có những nhân vật giỏi ở các lĩnh vực khác nhau, từ kỹ thuật cho đến sales.
Và ông cũng khẳng định, việc đánh giá khả năng của các nhân viên trong một công ty là một việc không hề khó khăn. Điều khó hơn là đánh giá kahr năng của một nhân viên sale.
Các công ty thường có xu hướng đánh đồng các salesman và coi họ chỉ như một đội ngũ chung, có trách nhiệm mang doanh thu về cho doanh nghiệp. Thực chất có rất nhiều đẳng cấp trong sales: Amateur, trung cấp, chuyên gia, hay thậm chí là “siêu hạng".
Sau đó, nhà kinh doanh phải biết cách phối hợp các quân cờ, tổ chức nguồn lực nhân sự một cách hiệu quả nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất. Bên cạnh đó là phải nắm vững từng giai đoạn trong cuộc chơi và lên kế hoạch phù hợp. Peter Thiel cho rằng là người sống sót quan trọng hơn là người đi đầu. Ngày nay khi phân tích kinh doanh, người ta có xu hướng chú trọng nhiều vào cái gọi là “Lợi thế của người đi đầu”. Trên thực tế Thiel cho rằng cách nghĩ này có thể gây hại cho doanh nghiệp khi quá nôn nóng dẫn đầu thị trường.