Bí thư Phú Quốc: Huyện đảo ngập là do biến đổi khí hậu

UBND huyện Phú Quốc cho rằng một số hình ảnh phản ánh trận lũ vừa qua "thiếu chuẩn xác" và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Bí thư huyện đảo Mai Văn Huỳnh khẳng định đảo ngọc được qui hoạch bài bản và thiên tai là bài học để huyện hoàn thiện qui hoạch.

UBND huyện Phú Quốc vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình ngập lụt do mưa lớn kéo dài từ 5-9/8. Báo cáo cho biết trong đợt mưa lũ vừa qua, huyện đảo phải sơ tán 1.985 người dân. Trên địa bàn có một số nơi ngập cục bộ, có nơi ngập sâu, gây thiệt hại lớn về công trình giao thông và tài sản của người dân.

Theo đó, cả huyện đảo có 63 km đường bị ngập, độ sâu trung bình khoảng 0,7 m. Một số đoạn bị ngập sâu đến 2 m. Tổng số nhà bị tốc mái, sập, sụp nứt là 23 căn, ước giá trị thiệt hại 960 triệu đồng. Tổng số nhà bị ngập trong nước là 8.424 căn, ước giá trị thiệt hại 82,13 tỉ đồng.

photo-7-15657480416051940969001

Thiệt hại sau trận lụt lịch sử tại Phú Quốc. (Ảnh: Hoang Trung/Thanh Niên)

Chỉ là ngập cục bộ

Thông tin được phát trên Cổng thông tin điện tử huyện đảo Phú Quốc cho hay, Bí thư Phú Quốc Mai Văn Huỳnh khẳng định đảo ngọc được qui hoạch bài bản và đang trong quá trình thực hiện. 

Sau trận lụt lịch sử, một số khu vực tại đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) nước đã rút. Nhiều nhà khoa học chỉ ra một trong các nguyên nhân khiến Phú Quốc bị ngập là do tốc độ đô thị hóa quá nhanh, chưa quan tâm đến việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng.

Ông Mai Văn Huỳnh (trước kia là Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, và mới được phân công làm Bí thư huyện Phú Quốc được khoảng 1 năm) nhấn mạnh: "Không phải toàn bộ đảo Phú Quốc bị ngập, mà chỉ có một số khu vực. Đó là một số tổ dân phố tại thị xã Dương Đông, khu vực Bến Tràm, Cây Thông Trong, đường dọc bãi Trường bị ngập cục bộ…"

Lí giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập cục bộ trên địa bàn, ông Mai Văn Huỳnh thông tin do do biển đổi khí hậu. 

Cụ thể, chỉ trong 8 ngày (từ 1/8 đến 9/8), lượng mưa đã đạt 1.170 mm, trong khi lượng mưa trung bình hàng năm tại đảo là 2.800 mm. Riêng ngày 9/8, lượng mưa đã lên tới 335 mm. Đây là lượng mưa kỷ lục nhiều năm, diễn ra trong thời gian ngắn, đồng thời trùng lúc nước biển dâng cao do triều cường. 

Từ đó việc thoát nước từ sông, suối ra biển bị cản trở rất nhiều. Ngoài ra còn do gió mùa Tây Nam thổi mạnh làm cho sóng biển lên cao cộng thêm địa hình đón ở phía tây và nam đảo. Cửa sông đổ ra biển cũng nằm ở phía tây nam, nơi có triều cường và sóng lớn, nên nước thoát lại càng khó.

Báo cáo của UBND huyện Phú Quốc cũng cho hay "Đây là lượng mưa kỷ lục, lớn hơn so với trung bình nhiều năm nhưng lại diễn ra trong thời gian ngắn, đồng thời trùng với nước biển dâng cao, gây thoát nước từ sông, suối ra biển bị cản trở rất nhiều", báo cáo nêu.

Ngoài ra, hệ thống thoát nước trong nội ô thị trấn được đầu tư từ 2002, qui mô thời điểm đó phù hợp với mật độ dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, đến nay, dân cư Phú Quốc đã phát triển nhanh, cộng thêm khách du lịch, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Một số ao hồ tự nhiên bị san lấp, tôn nền xây dựng kè, làm hẹp dòng chảy. Riêng khu vực bãi Trường, do các dự án chưa hoàn thiện nên việc đấu nối với hệ thống thoát nước chưa đồng bộ, gây ra ngập cục bộ ở một số khu vực này.

Nhưng đến nay, tình hình Phú Quốc phát triển nhanh về dân cư, khách du lịch và cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các khu vực này làm thay đổi hiện trạng ao hồ tự nhiên để điều hòa khi nước thoát không kịp.

Trong khi đó, một số điểm bị san lấp tôn nền xây dựng kè, làm hẹp dòng chảy, một số đoạn suối là những nguyên nhân cùng góp phần làm giảm lưu lượng thoát nước về các nhánh sông.

Nguyên nhân thứ ba được đưa ra là tại khu vực Bãi Trường, do các dự án chưa hoàn thiện nên việc đấu nối với hệ thống thoát nước chưa đồng bộ gây ra ngập cục bộ một số khu vực.

Nhận định chủ quan ảnh hưởng tới môi trường đầu tư tại Phú Quốc

Báo cáo của UBND huyện Phú Quốc cho rằng trận lụt vừa qua "có nhiều nhận định ban đầu mang tính chủ quan dẫn tới làm ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường đầu tư Phú Quốc". 

Về giải pháp khắc phục hậu quả sau trận lụt, UBND huyện Phú Quốc cho biết sẽ tổ chức giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng ổn định cuộc sống; tổ chức vệ sinh tiêu độc, khử trùng và phòng, chống dịch bệnh.

Phu Quoc

(Ảnh Hoàng Trung/Thanh Niên)

Huyện này cũng sẽ tiến hành nạo vét, khai thông cống rãnh, cửa sông, cửa biển. Cơ quan chức năng sẽ khảo sát lại toàn thể các công trình để có phương án đầu tư, cải tạo lại hệ thống thoát nước.

“Nghiên cứu, nâng cấp lại hệ thống thoát nước tại một số tuyến đường, đặc biệt tại thị trấn Dương Đông, khu vực Bến Tràm, Cây Thông Trong. Vận động, tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức về vấn đề thoát nước đô thị. Người dân cũng phải tự nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng, không vứt rác, không xây dựng lấn chiếm sông, suối”, báo cáo nêu.

UBND huyện Phú Quốc cho biết phải đẩy nhanh triển khai lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu đô thị Dương Đông, An Thới. Ngoài ra, cần phê duyệt chương trình phát triển đô thị, làm cơ sở để đề xuất giải pháp tổng thể, đồng bộ cho hạ tầng đô thị của Phú Quốc.

UBND huyện Phú Quốc đề xuất cơ quan chức năng tỉnh Kiên Giang cho khảo sát, qui hoạch đồng bộ hệ thống sông, suối, thoát nước cho toàn đảo. Ngoài ra, cần nâng cấp hệ thống thoát nước trong nội ô thị trấn Dương Đông cho phù hợp với tốc độ phát triển.

Cơ quan này cũng đề xuất xây dựng kè chống lấn chiếm rạch Ông Trì, rạch SOMACO, sông Dương Đông... Ngoài ra, cần sớm triển khai đầu tư hồ điều tiết cho khu vực thị trấn Dương Đông.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.