BIDV bị kháng nghị Giám đốc thẩm thu hồi 1.633 tỉ đồng trong vụ án Phạm Công Danh

VKSND Tối cao vừa kháng nghị Giám đốc thẩm yêu cầu Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao tuyên thu hồi 1.633 tỉ đồng của Ngân hàng BIDV. Viện cũng đánh giá không có cơ sở để trả lại cho ông Phạm Công Danh số tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ.

 VKSND Tối cao ngày 19/7 đã kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao sửa một phần bản án Phạm Công Danh và đồng phạm (giai đoạn hai) sai phạm tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Theo đó, cơ quan công tố đề nghị giữ nguyên một phần bản án sơ thẩm, thu hồi 1.633 tỉ đồng của BIDV để khắc phục hậu quả vụ án. Song, không thu hồi trả cho ông Danh 4.500 tỉ đồng nâng vốn điều lệ của Ngân hàng xây dựng như phán quyết trước đó.

Động thái này được đưa ra bởi VKS Tối cao đánh giá TAND Cấp cao tại TP HCM không có căn cứ khi sửa án sơ thẩm tuyên BIDV không phải trả tiền cho Ngân hàng Xây dựng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước. 

pham-cong-danh-3_thumb

Viện Kiểm sát đánh giá không có cơ sở để trả lại cho ông Phạm Công Danh số tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ Ngân hàng Xây dựng. (Ảnh: VnExpress).

Vì nguồn gốc số tiền 1.633 tỉ đồng BIDV thu hồi nợ của Ngân hàng Xây dựng là do ông Danh phạm tội mà có.

Viện cũng cho rằng không có căn cứ thu hồi số tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ để trả cho ông Danh, bởi thực chất vốn điều lệ của VNCB vẫn là 3.000 tỉ đồng. Vốn của ngân hàng chưa được nâng hay hạch toán với số tiền 4.500 tỉ đồng Danh cho là nộp vào tài khoản Ngân hàng Xây dựng tại Ngân hàng Nhà nước. 

Bên cạnh đó, nguồn gốc số tiền này không phải của ông Danh mà do ông này đi vay bằng hành vi trái pháp luật. Tiền đã hòa chung vào các nguồn tiền khác tại Ngân hàng Xây dựng. Ông Danh chỉ đạo sử dụng hết cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng. Từ đó, cơ quan công tố cho rằng không có cơ sở để hoàn trả số tiền này cho cựu Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng.

Theo cáo buộc, quá trình điều hành Ngân hàng Xây dựng (từ 2013-2014), ông Danh cần tiền trả nợ trước đó, tiền duy trì hoạt động và đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng, tăng vốn điều lệ... nhưng không thể trực tiếp vay của ngân hàng do mình làm chủ.

Do đó, ông chỉ đạo Phan Thành Mai và các bị cáo dùng hơn 6.100 tỉ đồng của Ngân hàng Xây dựng bảo lãnh cho 29 lượt công ty (do Danh thành lập, hoặc đi mượn) vay tiền tại Sacombank, BIDV (1.633 tỉ đồng) và TPBank.

Kết quả điều tra xác định tất cả thủ tục vay vốn trên đều là giả tạo, để chuyển tiền cho ông Danh sử dụng. Do các công ty của ông Danh không thể trả nợ, 3 nhà băng đã thu hồi tiền cho vay từ tiền gửi của Ngân hàng Xây dựng nên không thiệt hại. Nhưng việc này đã khiến Ngân hàng Xây dựng thiệt hại hơn 6.100 tỉ đồng.

Hồi tháng 8/2018, TAND TP HCM xử sơ thẩm tuyên Danh 20 năm tù, tổng hợp với hình phạt cũ là 30 năm (mức án cao nhất của tù có thời hạn). Ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank) nhận 4 năm tù. 44 đồng phạm còn lại lĩnh 2 năm tù (nhưng cho hưởng án treo) đến 10 năm tù về các tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước trong quản lí kinh tế; "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".

Về dân sự, ba ngân hàng không phải trả lại số tiền đã thu hồi nợ từ Ngân hàng Xây dựng nhưng phải thu hồi tiền ông Danh đã sử dụng sau khi vay tại các nhà băng. Trong đó, ông Danh sử dụng tiền vay của Sacombank để trả cho hai chi nhánh của BIDV,  nên hai đơn vị này phải trả lại hơn 1.633 tỉ đồng cho Ngân hàng Xây dựng.

HĐXX cũng đề nghị thu hồi 4.500 tỉ đồng trả cho Danh để đảm bảo quyền lợi của các bị cáo. Theo tòa, số tiền này đã được chuyển về Ngân hàng Xây dựng và ngân hàng này đã sử dụng. Tuy ông Danh và đồng phạm có hành vi cố ý làm trái gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng hơn 6.100 tỉ đồng nhưng ông này đã chuyển trở lại 4.500 tỉ.

Từ đó, cần thu hồi khoản tiền này để đảm bảo quyền lợi của các bị cáo, đảm bảo ngân sách nhà nước. Nhưng do cơ quan chức năng đã thu hồi 2.371 tỉ đồng (tang vật vụ án trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử) nên chỉ cần thu hồi thêm 2.121 tỉ.

Không chấp nhận bản án, BIDV, Ngân hàng Xây dựng cùng nhiều bên liên quan sau đó có đơn kháng cáo. VKSND Cấp cao cũng có kháng nghị một phần bản án.

Cuối năm ngoái, TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm, tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với các bị cáo.

Về trách nhiệm dân sự, HĐXX chấp nhận kháng cáo của BIDV, sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên ngân hàng này không phải trả lại cho CB 1.633 tỉ đồng ông Danh đã vay của Sacombank, để trả cho hai chi nhánh của ngân hàng này. Đồng thời, giữ nguyên phán quyết của toà sơ thẩm về việc thu hồi 4.500 tỉ đồng trả lại cho ông Phạm Công Danh.

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.