Biên Hòa phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Mặc dù dịch Covid-19 gây nhiều ảnh hưởng, khiến nền kinh tế gặp nhiều trở ngại và khó khăn trong năm 2021, nhưng thành phố Biên Hòa vẫn đứng đầu toàn tỉnh về giải ngân đầu tư công.
Biên Hòa phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Ảnh 1.

Biên Hòa đứng đầu toàn tỉnh về giải ngân đầu tư công năm 2021

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công của TP Biên Hòa được giao là hơn 2,4 ngàn tỷ đồng. Trong số này, nguồn vốn ngân sách tỉnh giao cho TP Biên Hòa làm chủ đầu tư là hơn 1,3 ngàn tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách thành phố là hơn 1,1 ngàn tỷ đồng. So với năm 2020, nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn TP Biên Hòa trong năm 2021 cao hơn 2 lần.

Là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên sau 11 tháng của năm 2021, TP Biên Hòa lại là một trong những địa phương đạt tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công thuộc top đầu của tỉnh.

Theo Sở KH-ĐT, tính đến giữa tháng 11-2021, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công được UBND tỉnh giao cho TP Biên Hòa làm chủ đầu tư đạt hơn 54%, cao hơn 10% so với tỷ lệ bình quân trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, đối với nguồn vốn ngân sách thành phố, sau 11 tháng, TP Biên Hòa đã đạt tỷ lệ giải ngân gần 66%, trở thành địa phương có tỷ lệ giải ngân nguồn vốn cao thứ 2 trong số 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Khởi công một số công trình giao thông trọng điểm quý IV/2021

Ngày 25/12, UBND TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) làm lễ động thổ dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ven sông Đồng Nai trên địa bàn TP Biên Hòa (đoạn từ cầu Hóa An đến giáp ranh huyện Vĩnh Cửu) với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư dự án ước tính gần 1.289 tỷ đồng, gồm 473,8 tỷ đồng chi phí xây dựng và 712,9 tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng. Trong đó, 400 tỷ đồng từ ngân sách trung ương, phần còn lại từ ngân sách tỉnh Đồng Nai.

Ngày 27/12, tại thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) đã tổ chức Lễ khởi công Cầu Bạch Đằng 2, kết nối thị xã Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) với huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư hơn 490 tỷ đồng.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh, việc xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai nối liền xã Bạch Đằng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương và xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Đồng thời, hoàn thiện hệ thống giao thông liên tỉnh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, giúp kết nối giao thương các khu công nghiệp phía thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) với TP Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom (Đồng Nai). Theo quy hoạch, khu vực giáp ranh hai tỉnh còn thêm hai cầu bắc qua sông Đồng Nai sớm được triển khai trong thời gian tới.

Tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại bước phát triển đưa Biên Hòa lên tầm cao mới

Biên Hòa phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Ảnh 2.

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng tặng quà lưu niệm cho ông Robert Greenan, Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM.

Trong khuôn khổ chuyến thăm vào tháng 12 của Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ, ngài Robert Greenan đã nhấn mạnh về những thuận lợi của logistic cũng như cảng hàng hoá ở tỉnh Đồng Nai.

Theo ông Robert Greenan, Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM trong thời gian tới sẽ giới thiệu các lợi thế của tỉnh đến các doanh nghiệp Hoa Kỳ để họ hiểu thêm về Đồng Nai nhằm tiếp tục mở rộng, đầu tư mới vào tỉnh.

Liên quan đến dự án trên, Phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa - Huỳnh Tấn Lộc cho hay, trong quý I 2022, thành phố sẽ hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư triển khai dự án. Thời gian qua, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng bị chậm tiến độ là do dịch Covid-19 nên 3 tháng liền TP Biên Hòa không thể tiến hành bồi thường, tái định cư cho những hộ dân ở trong dự án bị thu hồi đất.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.