Biểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnh

Dịch tả lợn đang có diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, ngay từ khi chưa có dịch người chăn nuôi có thể phòng bệnh một cách hiệu quả theo đúng quy trình khi nắm rõ các triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Biểu hiện của dịch tả lợn châu Phi

Các biểu hiện của dịch tả lợn châu Phi sẽ khiến lợn sốt cao, kéo dài trong vòng từ 5-7 ngày. Ngoài ra lợn còn bị đi ngoài nhưng không phải tiêu chảy.

Sau khi bị sốt từ 2-3 ngày lợn có biểu hiện xuất huyết ngoài da, chủ yếu tập trung tại vành tai, vai, bụng và lưng. Đối với những lợn bị nặng sẽ xuất huyết toàn thân. Máu sẽ tụ thành những đốm trên thân lợn bệnh.

Biểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnh - Ảnh 1.

Khi nhiễm dịch, lợn sẽ bị xuất huyết (Ảnh minh họa)

Sau từ 4-5 ngày lợn sẽ xuất hiện những biểu hiện về thần kinh như đi lảo đảo, đứng không vững do virut đã tấn công lên não.

Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống. Lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Ngoài ra khi quan sát mắt lợn sẽ thấy mắt sưng to, chảy nhiều dịch vàng kèm theo ho và nước mũi.

Đối với những con lợn con thường sẽ bị lây theo mẹ, cũng có hiện tượng sốt, chảy nhiều dịch vàng và sẽ chết hết cả đàn.

Với lợn nái do có sức đề kháng tốt hơn nên những biểu hiện không rõ ràng bằng đàn lợn thịt hoặc lợn con.

Khi mổ khám sẽ thấy xuất huyết nhiều ở các cơ quan nội tạng. Hạch hầu họng xưng to.

Biểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnh - Ảnh 2.

Cách phòng và trị bệnh dịch tả lợn châu Phi

Đối với lợn bị nhiễm bệnh, sốt tốt nhất là nên loại thải ra khỏi trang trại càng sớm càng tốt. Đối với những con lợn chưa phát bệnh nên dùng các loại thuốc bổ trộn trong nước và thức ăn.

Khi phát hiện trang trại có dịch tả nên phối hợp với cơ quan thú ý địa phương để dập dịch một cách tốt nhất.

Hạn chế tiếp xúc tối đa với lợn

Cần hạn chế tối đa việc tiếp xúc với lợn, kim tiêm, dụng cụ phẫu thuật, phân hoặc con người cũng có thể là vật trung gian lây bệnh. Trang trại chăn nuôi cần phải xây dựng các biện pháp cách li hiệu quả, khống chế tại cửa ra vào. Các phương tiện xe cộ, con người cần hạn chế tới mức tối đa ra vào trại.

Rà soát lại các nguyên nhân gây stress

Động vật khi bị stress là lúc dễ bị mắc bệnh. Không chỉ là các nguyên nhân gây stress vật lý thông thường mà ta đã biết như nuôi mật độ cao, lợn bị lạnh mà còn do hệ thống miễn dịch không bảo vệ được trước sự tấn công của vi khuẩn gây stress. Chúng ta luôn phải quan sát, rà soát để tìm biện pháp sao cho lợn giảm được các nguyên nhân gây stress.

Vệ sinh – Sát trùng

Các dụng cụ vệ sinh cần được sát trùng mỗi ngày. Cần chọn lựa thuốc sát trùng theo đúng nồng độ và mục đích. Cần tiến hành vệ sịnh sát trùng chuồng trại thường xuyên, theo chu kì sản xuất của trại và đúng kĩ thuật.

Trong tình hướng khẩn cấp cần sát trùng nhiều và thường xuyên hơn cả trong lẫn ngoài trại.

Biểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnh - Ảnh 3.

Việc vệ sinh chuồng trại là hết sức quan trọng. (Ảnh TTXVN).

Tầm quan trọng của dinh dưỡng

Theo khuyến cáo của trung tâm khuyến nông, TP HCM, phải cho đủ tất cả lợn con bú được sữa đầu (colostrum) ; vì, sữa đầu chỉ sản xuất trong khoảng 24 giờ sau khi nái hạ thai và lợn con cũng chỉ có khả năng hấp thụ sữa đầu tốt nhất trong 24 giờ đầu. Sữa non (hay sữa đầu) thường đậm đặc hơn sữa thường, có chứa nhiều sinh tố A, nhiều protein mà đặc biệt là gamma globulin (kháng thể) của nái mẹ để truyền cho lợn con, giúp lợn con kháng bệnh trong thời kỳ bú mẹ. Để phát huy hết khả năng của hệ miễn dịch nhằm chống lại các loại bệnh cần tiếp tục bổ sung trong cám các nguyên tố vi lượng, khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa với liều lượng phù hợp cho từng lứa tuổi của lợn.

Đối với các tổ chức địa phương

Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra khỏi địa bàn cấp tỉnh có dịch bệnh, đặc biệt thực hiện nghiêm việc cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch theo đúng quy định của Luật Thú y;

Cơ sở chăn nuôi lợn nằm trong vùng dịch đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật còn hiệu lực đối với các bệnh khác, nếu có nhu cầu vận chuyển lợn ra khỏi phạm vi vùng dịch phải được cơ quan thú y lấy mẫu, xét nghiệm có kết quả âm tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi và hướng dẫn tuyến đường vận chuyển ra khỏi vùng có dịch.

Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa điểm trung chuyển, thu gom, giết mổ, buôn bán lợn và sản phẩm lợn; tại các hộ, gia trại, trang trại chăn nuôi có lợn bị bệnh, nghi bị bệnh,....

Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn ra vào địa bàn cấp tỉnh; bố trí các lực lượng thú y, quản lí thị trường, công an và các lực lượng liên quan để tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, sản phẩm lợn.

Dịch tả lợn châu Phi đã có ở những tỉnh nào?

Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), từ ngày 1/2 đến 10/3, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 136 xã, 37 huyện của 13 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình và Nam Định).

"Dịch tả heo vào miền Nam là thảm họa"'Dịch tả heo vào miền Nam là thảm họa' Dự báo giá heo hơi ngày 13/3: Lên kế hoạch chặn dịch tả heo Nam tiến.Dự báo giá heo hơi ngày 13/3: Lên kế hoạch chặn dịch tả heo Nam tiến. Biểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnhBiểu hiện của dịch tả lợn châu Phi, cách phòng và trị bệnh
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.