Tổng kết nền kinh tế Việt Nam 2018 và những khó khăn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 là mức tăng cao nhất 11 năm qua và vượt mục tiêu 6,7% đã đặt ra trước đó.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục khẳng định là điểm sáng của khu vực công nghiệp và là động lực chính của tăng trưởng với mức tăng 12,98%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kì năm 2017 nhưng cao hơn nhiều so với mức tăng các năm 2012-2016.
Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu năm 2018 đạt mức tăng trưởng cao so với năm 2017, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt khoảng 4.395,7 nghìn tỉ đồng tăng 11,7% so với năm 2017, vượt kế hoạch đề ra năm 2018 là tăng 10-10,5% so với năm 2017. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa năm nay ước tính đạt 3.306,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 75,21% tổng mức và tăng 12,4% so với cùng kì năm trước.
Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD trở lên đã tăng qua các năm, chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2015 tăng lên thành 23 mặt hàng với tỉ trọng chiếm khoảng 87%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08%. (Ảnh minh họa). |
Đến năm 2016 đã tăng lên 25 mặt hàng với tỉ trọng chiếm 88,7%% và đến năm 2018 là 29 mặt hàng (trong đó có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỉ USD và 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD), chiếm 91,67% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Thương mại nội địa giữ vững được đà tăng trưởng với tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội ở mức 2 con số, vượt kế hoạch đề ra, ngoài ra có nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả cơ bản ổn định, các chương trình bình ổn thị trường được triển khai tích cực.
Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong công tác điều hành giá các mặt hàng do Nhà nước quản lí, nhất là việc điều hành giá mặt hàng xăng dầu, quản lí giá sữa.
Về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, Bộ Công Thương đã hoàn thành việc bãi bỏ, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; kiến nghị bãi bỏ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Danh Mục ngành nghề kinh doanh có Điều kiện của Luật Đầu tư
Ngoài những kết quả đạt được trong năm trước, vẫn còn một số khó khăn và hạn chế như chuyển dịch cơ cấu ở một số lĩnh vực công nghiệp chưa thực sự bền vững.
Đóng góp vào tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo trong toàn ngành công nghiệp năm 2018 giảm nhẹ so với năm 2017 do sản lượng điện thoại di động giảm, chỉ số sản xuất sản phẩm trung gian thấp hơn so với chỉ số sản xuất sản phẩm phục vụ sử dụng, mức độ liên kết và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành còn hạn chế.
Các mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn thực phẩm. Phần lớn các mặt hàng xuất khẩu đều chưa xây dựng được thương hiệu riêng và vững chắc.
tỉ lệ nhập khẩu lớn về nguyên, nhiên liệu, nhất là nguyên liệu gia công sản xuất thể hiện tính gia công trong ngành còn lớn, phụ thuộc nhiều vào thị trường cung cấp ở bên ngoài
Có thể nói, trong năm 2019 kinh tế Việt Nam cần cố gắng hơn nữa khi CPTPP chính thức có hiệu lực, đòi hỏi nước ta cần phải cải thiện hơn nữa để cạnh tranh với các nước khác.
Bộ Công Thương đề xuất tiêu chí rút đại dự án thua lỗ ra khỏi danh sách 'đen'
Bộ Công Thương đề xuất một loạt tiêu chí, quy trình và thủ tục đưa các dự án, doanh nghiệp ra khỏi Danh sách 12 ... |
Xe công vào cửa máy bay đón 'người nhà': Bộ Công Thương sẽ có báo cáo
Về việc có dư luận xe biển xanh 80B 5645 của Bộ Công Thương đi đón vợ Bộ trưởng, theo công văn gửi 6 đơn ... |
Bộ Công Thương mở đợt cao điểm kiểm tra thị trường dịp Tết 2019
Từ nay cho đến hết ngày 22/2/2019, Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương liên tục mở các đợt kiểm tra, kiểm soát ... |
Bộ Công Thương cảnh báo ‘vay tiền không thế chấp’ nhưng tiền lãi ‘cắt cổ’
Bộ Công Thương cảnh báo chi phí của hình thức cho vay trực tuyến khá cao so với các tổ chức tín dụng khác nhưng ... |